An lợi nhiệt TW3

Thành phần
Hoàng liên, đương qui, sinh địa, mẫu đơn bì, thăng ma
Dạng đóng gói
Hộp 5 vỉ x 10 viên nang cứng
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm TW3 - VIỆT NAM
Số đăng ký
V1002-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Hoàng liên

    Tác dụng của Hoàng liên

    Từ lâu cây hoàng liên đã được dùng làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, chứng khó tiêu và bệnh về túi mật. Cây hoàng liên có thể dùng làm thuốc an thần mức nhẹ và giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản hoặc ho gà.

    Gần đây, chiết xuất từ cây hoàng liên được dùng phổ biến, giúp an thần và chữa các bệnh về túi mật. Vị thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh ngoài da và giúp giảm cân. Rễ cây hoàng liên được dùng để giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi nhổ răng.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá của cây hoàng liên có tới 20 loại alkaloid, chẳng hạn như benzophenanthridines, protoberberines và các dẫn xuất của axit hydroxycinnamic. Tuy nhiên thành phần cụ thể nào có khả năng chống co giật thì vẫn chưa xác định được.

    Cách dùng Hoàng liên

    Để chữa đau bụng, bạn có thể dùng 1 ml hỗn hợp hoàng liên và các loại thảo dược khác trong vòng bốn tuần.

    Liều dùng của cây hoàng liên có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoàng liên có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất;
    • Trà;
    • Ngâm rượu.
    Tác dụng phụ của Hoàng liên

    Cây hoàng liên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Chóng mặt, mệt mỏi;
    • Huyết áp thấp;
    • Buồn nôn, nhiễm độc gan;
    • Cảm giác ngứa ở vùng da bị tổn thương.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần sinh địa

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Sinh địa
    Tác dụng của Sinh địa
    Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
    Chỉ định khi dùng Sinh địa
    Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
    Cách dùng Sinh địa
    Liều dùng: 9-30g.
    Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
    Chống chỉ định với Sinh địa
    - Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
    - Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng.
    Bảo quản Sinh địa
    Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.