Mã tiền là một loài cây thường xanh bản địa Đông Nam Á, là cây gỗ có kích thước trung bình, có thể cao tới 25 mét, mọc tại các môi trường sinh sống thưa cây cối, lá của nó hình trứng, cành nhỏ không lông hoặc có lông tơ. Cây thường ra hoa từ mùa xuân tới mùa hè.
Cây mã tiền có nhiều ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar.
Thành phần của mã tiền
Trong mã tiền có chứa dầu béo, glycosid (loganosid), axit loganic, stigmasterin, cyloartenol và nhiều alkaloid như strychnin, brucin, vomicin, cloubrin, psedostrychnin, loganin.
Tác dụng dược lý của mã tiền
Đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: mã tiền có tác dụng kích thích với liều nhỏ và liều cao thì gây co giật. Trong mã tiền có chứa strychin, do đó có tác dụng kích thích thần kinh tương đối mạnh hơn trên tế bào vận động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt trên tủy sống. Nó giúp kích thích những khả năng về trí não, làm tăng cảm giác về xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác và cơn đau.
Đối với tim và hệ tuần hoàn: mã tiền có tác dụng làm tăng huyết áp do làm co mạch máu ngoại vi và chất strychnin có tác dụng kích thích tim.
Đối với dạ dày và bộ máy tiêu hóa: mã tiền giúp tăng bài tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng dạng sống sẽ gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày.
Mã tiền chứa strychnine và các chất khác ảnh hưởng đến não và gây co thắt cơ. Điều này có thể dẫn đến co giật và tử vong. Strychnine với số lượng quá nhỏ tạo ra các triệu chứng vẫn có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Một lượng nhỏ strychnine tích tụ trong cơ thể khi sử dụng liên tục, đặc biệt ở những người bị bệnh gan, có thể gây tử vong trong một khoảng thời gian vài tuần. Ngộ độc strychnine có thể được phát hiện bằng các xét nghiệm.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Mã tiền thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tim và hệ tuần hoàn, bệnh mắt, bệnh phổi, trầm cảm, nhức đầu migraine, triệu chứng mãn kinh, bệnh Raynaud, thiếu máu, kích thích sự thèm ăn, rối loạn chức năng cương dương
Trong sản xuất, mã tiền được sử dụng như chất độc diệt chuột bởi vì mã tiền chứa strychnine và brucine, là hai chất gây chết người.
Mã tiền có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Bộ phận của mã tiền được dùng làm thuốc là hạt. Bạn có thể chế biến hạt mã tiền để làm thuốc với nhiều cách như:
Liều dùng mã tiền để trị phong thấp, đau khớp hoặc khớp biến dạng
Bài thuốc 1. Trị tê thấp, đau nhức xương khớp
Bạn dùng bột mã tiền 50g, bột mộc hương 8g, bột quế chi 3g, bột địa liền 6g, bột hương phụ tứ 13g, bột thương truật 20g, tá dược vừa đủ 1.000 viên. Mỗi ngày bạn uống 4 viên, tối đa có thể dùng 6-8 viên. Sau mỗi đợt uống 50 viên thì ngưng dùng thuốc.
Bài thuốc 2. Trị đau nhức khớp lâu ngày không khỏi và khớp biến dạng
Bạn dùng hạt mã tiền 380g, xuyên ô 380g, thảo ô 380g, mộc qua 335g, khương hoạt 380g, phụ tử 70g, ngưu tất 335g, ma hoàng 335g, độc hoạt 380g, đương quy 335g, nhũ hương 155g, một dược 155g. Nghiền chung thành bột mịn, lấy quế chi 125g, sắc lấy nước đặc, làm thành hoàn bằng hạt đậu xanh. Bạn dùng trước khi đi ngủ với 4g hỗn hợp trên và nước đun sôi còn nóng.
Liều dùng mã tiền để trị tê bại cơ, gân, chân tay yếu mềm nhũn
Bài thuốc 1. Trị di chứng tê bại ở trẻ em
Bạn dùng 63g hạt mã tiền, 63g tỳ giải, 63g ngưu tất, 63g thịt rắn đen, 63g tục đoạn, 63g rết, 63g dâm dương hoắc, 63g đương quy, 63g nhục thung dung, 63g cẩu tích, 63g mai mực, 63g mộc qua, 80g thỏ ty tử, 125g tằm vôi.
Trước tiên, bạn bỏ riêng dâm dương hoắc sắc lấy nước để làm hoàn, còn các vị khác nghiền chung thành bột. Bạn uống 3 lần/ngày, mỗi lần từ 0,8 – 1,5g (người yếu mệt nên giảm liều), bạn nên uống với nước sôi còn ấm.
Bài thuốc 2. Trị tê liệt, tê liệt do chấn thương
Bạn dùng các vị thuốc như hạt mã tiền 30g, xuyên khung 63g, xích thược 63g, đỗ trọng 63g, xương bồ 63g, đại hoàng 63g, hồng hoa 63g, quy vĩ 63g, huyết kiệt 63g, nhân hạt đà 63g, nhũ hương 63g, một dược 63g, ngưu tất 63g, manh trùng 8g, thổ miết trùng 20g, hài nhi trà 20g, ma hoàng 20g, bạch giới tử 20g, trầm hương 12g.
Trước hết, bạn nghiền chung các vị thành bột mịn, luyện với mật, làm thành hoàn 8g. Mỗi lần bạn uống 1/3 hoàn, sau đó tăng lên tới 1/2 cho đến 2 hoàn, ngày uống 2 lần. Bạn nên uống với nước đun sôi và nếu thấy có phản ứng rõ rệt thì không uống tăng liều nữa.
Liều dùng mã tiền để trị động kinh
Bạn dùng hạt mã tiền (bỏ lông ngoài) 32g, dầu vừng 1.000g, giun đất sấy khô 8 con (nghiền thành bột). Trước tiên, bạn cho dầu vừng vào chảo đun sôi, thả hạt mã tiền vào, rán đến khi có màu đỏ tía. Sau đó, bạn lấy ra và nghiền thành bột. Tiếp đến, trộn với bột giun đất, lấy bột mì làm hồ, hoàn bằng hạt cải. Mỗi lần bạn uống 0,35-1g (trẻ em giảm bớt liều), bạn nên uống lúc sắp đi ngủ với nước muối.
Liều dùng mã tiền để trị sưng do nhọt độc, ung nhọt và thương tích do bị đánh, ngã
Bài thuốc 1. Trị họng sưng đau
Bạn dùng hạt mã tiền, thanh mộc hương, sơn đậu căn, liều lượng như nhau. Nghiền thành bột và thổi vào họng.
Bài thuốc 2.Trị chấn thương sưng tụ, vết thương do dao, búa chém và bỏng lửa
Bạn dùng mã tiền, chỉ xác, liều lượng như nhau. Đầu tiên, bạn ngâm hạt mã tiền trong nước tiểu 49 ngày, vớt ra, cạo bỏ lông, thái lát, sao với đất vàng đến tồn tính. Chỉ xác ngâm trong nước tiểu 49 ngày, vớt ra, phơi khô, thái lát, sao tồn tính với đất vàng. Tất cả nghiền thành bột, trộn đều. Người lớn mỗi lần uống 1,2-2g, uống với đường đỏ và rượu trắng (thay đổi nhau).
Vì trong thảo dược mã tiền có độc và có thể gây tử vong. Do đó, bạn chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Liều dùng của mã tiền có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Mã tiền có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Mã tiền có các dạng bào chế:
Dùng mã tiền trong hơn một tuần, hoặc với lượng lớn từ 30mg trở lên, có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Một số tác dụng phụ bao gồm lo lắng, chóng mặt, cứng cổ và lưng, co cứng cơ, co giật, khó thở, suy gan, thậm chí có thể gây tử vong.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.
Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.
Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:
Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.
Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.
Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:
Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thổ phục linh được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, bệnh phong, bệnh vẩy nến và các bệnh khác.
Thổ phục linh có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.
Các chất trong thổ phục linh có thể giúp làm giảm đau khớp và ngứa, giảm vi khuẩn. Các chất khác có thể chống lại đau đớn và sưng (viêm), bảo vệ gan chống lại độc tố. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng của thổ phục linh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Thổ phục linh thường được bào chế ở dạng rễ củ được sấy khô và ngâm rượu.
Thổ phục linh an toàn khi dùng với lượng trong dược phẩm, gây tác dụng phụ kích thích dạ dày khi sử dụng lượng lớn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.