Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.
Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc vì làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.
Hà thủ đô đỏ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).
Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.
– Hà thủ ô đỏ:Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
– Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
– Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.
Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.
Liều dùng của hà thủ đô đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác.
Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.
Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.
Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:
Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.
Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.
Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:
Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.
Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.
Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.
Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:
Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.
Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.
Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:
Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.
Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.
Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):
Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.
Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.
Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.
Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.