Cao lỏng Sinh lực tinh

Thành phần
Đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, đại hồi, thục địa, đỗ trọng, câu kỷ tử, ba kích, quế, tục đoạn, trần bì, cam thảo
Dạng bào chế
Cao lỏng
Dạng đóng gói
Chai 50ml
Hàm lượng
50ml
Sản xuất
Cơ sở Thần Châu - VIỆT NAM
Số đăng ký
V1144-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần hoàng kỳ

    Thành phần
    Hoàng kỳ, mật ong

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đương quy

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đương quy

    Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

    Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

    Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

    Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

    Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

    Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

    • Tác dụng an thần
    • Chữa chứng xuất tinh sớm.

    Đương quy

    Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

    • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
    • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
    • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

    Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

    Cách dùng Đương quy

    Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

    Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc nhỏ
    • Chiết xuất
    • Rượu thuốc
    • Dùng cây thuốc tươi
    • Viên nang
    • Dầu xoa bóp.
    Tác dụng phụ của Đương quy

    Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

    • Huyết áp thấp
    • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
    • Kích ứng da, rối loạn cương dương
    • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

    Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần thục địa

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Thục địa
    Tác dụng của Thục địa
    Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.
    Bào chế:
    Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.
    Bảo quản:
    Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.
    Mô tả Dược liệu:
    Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.
    Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.
    Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.
    Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.
    Tác dụng:
    Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
    Chỉ định khi dùng Thục địa
    - Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...- Bổ huyết điều kinh.- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
    Cách dùng Thục địa
    12 - 64gam/ 24 giờ.
    Chống chỉ định với Thục địa
    Người tỳ vị hư hàn.
    Tác dụng phụ của Thục địa
    Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đỗ trọng

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Thành phần
    Đỗ trọng
    Tác dụng của Đỗ trọng
    Hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.
    Chỉ định khi dùng Đỗ trọng
    - Trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư.- Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
    Cách dùng Đỗ trọng
    Liều dùng: 10 - 15g dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
    Thận trọng khi dùng Đỗ trọng
    Phân biệt: Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cüng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh.
    Chống chỉ định với Đỗ trọng
    - Kỵ Huyền sâm, Xà thoái
    - Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần câu kỷ tử

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Câu kỷ tử
    Chỉ định khi dùng Câu kỷ tử
    Chủ trị:+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường.+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu .
    Cách dùng Câu kỷ tử
    Đơn thuốc+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mụn thịt: Câu kỷ tử giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hữu hiệu+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ tử 10kg, Sinh địa 3kg, đem tán thành bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày 3 lần, uống lâu da sẽ mịn, đẹp.+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 900g bọc vải lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau có thể uống được.+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa 12g, Thục địa 16g, Sơn dược 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả 6g. Tán bột trộn thành viên. Mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần, với nước muối nhạt+ Trị suy nhược vào mùa hè, khó chịu với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà.+ Trị viêm gan mãn tính, xơ gan do âm hư: Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương quy mỗi thứ 12g, Sinh địa 24-40g, Kỷ tử 12-24g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.+ Trị hoa mắt, thị lực giảm, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể: Nhục thung dung 12g, Kỷ tử 20g, Cúc hoa ,Ba kích thiên 8g, sắc lấy nước uống+ Trị nam giới sinh dục suy yếu, vô sinh : Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, sau khi tinh dịch xuất hiện lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng sinh hoạt tình dục.+ Trị thận hư, đau lưng, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán thành bột, luyện mật làm viên, ngày uống 2 lần với nước nóng mỗi lần 12g.+ Trị Can hư sinh bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày dùng được, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần
    Chống chỉ định với Câu kỷ tử
    Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ba kích

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Ba kích

    Ba kích là một loại thảo dược, có tên khoa học là morinda officinalis. Ba kích được sử dụng để cải thiện chức năng thận và điều chỉnh các vấn đề tiểu tiện, bao gồm sản xuất quá nhiều nước tiểu (polyuria) và đái dầm.

    Ba kích cũng được sử dụng để điều trị ung thư, rối loạn túi mật, thoát vị, đau lưng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giải phóng các hormone của cơ thể (hệ nội tiết).

    Đàn ông dùng ba kích để trị rối loạn cương dương (liệt dương) và các vấn đề về tình dục khác.

    Ba kích có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Ba kích có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách làm tăng tác dụng của serotonin, một chất có trong não.

    Tác dụng phụ của Ba kích

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần trần bì

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Trần bì

    tác dụng của trần bì

    Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

    1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
    2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
    3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

    Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Cách dùng Trần bì

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Cách dùng trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ của Trần bì

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần cam thảo

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Cam thảo

    Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

    Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

    Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

    Cách dùng Cam thảo

    Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

    Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

    Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

    Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

    Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

    Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

    Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

    Tác dụng phụ của Cam thảo

    Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

    Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.