Cồn Iod 2%

Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
Iodide, potassium Iodide
Dạng bào chế
Thuốc nước dùng ngoài
Dạng đóng gói
chai 30 ml
Hàm lượng
30ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Pymepharco - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNS-0028-02

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần potassium Iodide

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
    Tác dụng của Potassium iodide

    Thuốc potassium iodide được sử dụng để làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bạn ho ra chất nhầy để có thể thở dễ dàng hơn nếu bạn có các vấn đề lâu dài về phổi (hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng). Thuốc này còn được gọi là thuốc tan đờm.

    Thuốc potassium iodide cũng được sử dụng cùng với thuốc antithyroid để chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp, nhằm điều trị một số tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) và để bảo vệ tuyến giáp trong trường hợp khẩn cấp tiếp xúc với bức xạ. Thuốc hoạt động bằng cách thu hẹp kích thước của tuyến giáp và giảm lượng hormone tuyến giáp được tạo ra.

    Trong trường hợp bị nhiễm bức xạ khẩn cấp, thuốc potassium iodide chỉ ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ iốt phóng xạ, bảo vệ nó khỏi bị tổn thương và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp.

    Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

    Cách dùng Potassium iodide

    Liều thông thường dành cho người lớn bị ho

    Bạn uống 300-650mg, 3-4 lần 1 ngày.

    Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh cường giáp trạng

    Dung dịch uống: bạn uống 250mg, 3 lần 1 ngày. Bạn uống 10-14 ngày trước khi phẫu thuật tuyến giáp.

    Bạn có thể dùng 0,25ml dung dịch potassium iodide 1g/ml hoặc 4ml dung dịch 325mg/5ml. Ngoài ra, bạn có thể dùng 2-6 giọt dung dịch potassium iodide 10%/5%, 3 lần 1 ngày cùng với thức ăn.

    Liều thông thường cho người lớn mắc bệnh nấm Sporotrichos

    Bạn uống 250-500mg, 3 lần 1 ngày. Bạn tăng dần liều lượng lên đến tối đa 2-2,5g, 3 lần 1 ngày. Bạn tiếp tục dung nạp liều tối đa vào cơ thể cho đến khi vùng tổn thương da được hồi phục, quá trình điều trị kéo dài 6-12 tuần.

    Liều thông thường cho người lớn nhiễm bức xạ khẩn cấp

    Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có phơi nhiễm từ 5 centigrays (cGy) trở lên: uống 130mg mỗi ngày.

    Những người trên 18 và dưới 41 tuổi có phơi nhiễm từ 10 centigrays (cGy) trở lên: uống 130mg mỗi ngày.

    Những người trên 40 tuổi có phơi nhiễm từ 500 centigrays (cGy) trở lên: uống 130mg mỗi ngày.

    Liều thông thường cho trẻ em bị ho

    Bạn cho con uống 60-250mg, 4-6 lần 1 ngày. Liều tối đa 500mg.

    Liều thông thường cho trẻ em mắc bệnh cường giáp trạng

    Dung dịch uống: bạn cho con uống 250mg, 3 lần 1 ngày. Uống 10-14 ngày trước khi phẫu thuật tuyến giáp.

    Liều thông thường cho trẻ em mắc bệnh nấm Sporotrichosis

    Bạn cho con uống 250-500mg, uống 3 lần 1 ngày. Sau đó, bạn tăng dần liều lượng lên tối đa 1,25-2g, 3 lần 1 ngày. Bạn tiếp tục dung nạp vào cơ thể liều tối đa cho đến khi vùng da bị tổn thương được hồi phục, quá trình điều trị thường 6-12 tuần.

    Liều thông thường cho trẻ em nhiễm bức xạ khẩn cấp

    Những trẻ từ 1 tháng tuổi trở xuống có phơi nhiễm từ 5 centigrays (cGy) trở lên: uống 16mg mỗi ngày.

    Những trẻ trên 1 tháng và dưới 4 tuổi có phơi nhiễm từ 5 centigrays (cGy) trở lên: uống 32mg mỗi ngày.

    Những trẻ trên 3 tuổi và từ 18 tuổi (dưới 70kg) trở xuống có phơi nhiễm từ 5 centigrays (cGy) trở lên: uống 65mg mỗi ngày.

    Những trẻ trên 13 tuổi và từ  70 kg trở lên có phơi nhiễm từ 5 centigrays (cGy) trở lên: uống 130mg mỗi ngày.

    Thận trọng khi dùng Potassium iodide

    Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

      • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
      • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
      • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
      • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
      • Bạn đã từng mắc bệnh lý: một số rối loạn tuyến giáp (như bệnh bướu cổ đa nhân, bệnh Graves, viêm tuyến giáp tự miễn), bệnh tuyến giáp hoạt động quá mức (trừ khi bạn được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc potassium iodide để điều trị cường giáp), bệnh lao, mức kali máu cao, bệnh thận, bệnh Addison, một rối loạn cơ nào đó (myotonia congenita) hoặc đang mắc các bệnh lý: tình trạng viêm phế quản xấu đi (nếu dùng thuốc potassium iodide để làm loãng nhầy trong phổi), một loại tình trạng da (viêm da herpetiformis), một loại bệnh mạch máu (hypocomplementemic vasculitis), bệnh tuyến giáp dạng nốt với bệnh tim.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Tương tác thuốc của Potassium iodide

    Thuốc potassium iodide có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Những thuốc có thể tương tác với thuốc potassium iodide bao gồm: thuốc ức chế ACE (ví dụ captopril, lisinopril), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs như losartan, valsartan), một số thuốc lợi tiểu (thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali như amiloride, spironolactone, triamterene), drospirenone, eplerenone, lithium, chứa kali thuốc (chất bổ sung như kali clorua).

    Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Tác dụng phụ của Potassium iodide

    Một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, vị kim loại trong miệng, sốt, nhức đầu hoặc mụn trứng cá có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc này. Nếu bạn phát hiện cơ thể có bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc diễn biến ngày càng trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

    Hãy báo cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nào xảy ra: nóng miệng/họng, đau răng/nướu răng, sưng bên trong miệng, tăng nước bọt, kích ứng mắt/mí mắt sưng, nhức đầu dữ dội, sưng cổ trước/họng (bướu cổ), dấu hiệu suy giảm chức năng tuyến giáp (tăng cân, không chịu được lạnh, nhịp tim chậm/không đều, táo bón, mệt mỏi bất thường), lú lẫn, tê/ngứa ran/đau/yếu bàn tay/bàn chân.

    Bạn hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng nào xảy ra: đau ngực, phân đen, nôn mửa trông giống như bã cà phê, tiêu chảy ra máu.

    Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bảo quản Potassium iodide

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.