Cồn xoa bóp Ngọc Liên

Thành phần
Tô mộc, Sanh mã tiền, Nhũ hương, Một dược, Hồng hoa, Ðại hồi
Dạng bào chế
Cồn thuốc
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 70ml cồn thuốc
Hàm lượng
70ml
Sản xuất
Cơ sở sản xuất Ðông Nam Dược Ngọc Liên - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0598-01

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhũ hương

    Tác dụng của Nhũ hương

    Nhũ hương đã được sử dụng từ lâu đời cho bệnh viêm khớp và các loại bệnh viêm khác. Nhũ hương còn được gọi là olibanum, đó là nhựa của một số loại cây nhũ hương.

    Nhũ hương được sử dụng khá phổ biến để chữa bệnh giang mai, hen suyễn và ung thư. Các ứng dụng khác của loại thuốc này bao gồm trị viêm loét đại tràng, đau bụng, sốt theo mùa, đau họng, giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

    Nhũ hương cũng được sử dụng như một chất kích thích, làm tăng lưu lượng nước tiểu và để kích thích kinh nguyệt.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy nhũ hương có các loại axit cần thiết cho việc chống lại vi khuẩn, virus là monoterpenes, diterpenes, triterpenes, axit tetracyclic triterpenic và axit pentacyclic triterpenic.

    Cách dùng Nhũ hương

    Bạn có thể dùng chiết xuất nhũ hương để chữa viêm khớp và loét đại tràng. Tùy theo nhãn thuốc mà bạn sử dụng, tỷ lệ thuốc sẽ khác nhau. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

    Liều dùng của nhũ hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nhũ hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên;
    • Thuốc nang;
    • Chiết xuất;
    • Kem bôi ngoài da;
    • Nhựa cây.
    Tác dụng phụ của Nhũ hương

    Nhũ hương có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng bằng đường uống nếu dùng thuốc ít hơn sáu tháng.

    Nhũ hương bôi ngoài da được cho là an toàn nếu không dùng quá 30 ngày. Thuốc thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người có thể đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy. Khi bôi lên da, nó có thể gây dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng có thể xảy ra.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Hồng hoa

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Thành phần
    Hồng hoa
    Tác dụng của Hồng hoa
    Phá huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống.
    Chỉ định khi dùng Hồng hoa
    + Kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, máu hôi không ra, hòn cục, bĩ khối, sưng đau do sang chấn, mụn nhọt sưng đau.+ Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm.
    Cách dùng Hồng hoa
    Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3 - 8g. Dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.Bài thuốc :1. Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn: Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức). 2. Trục thai chết trong bụng ra: Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).3. Tan máu ứ, thông kinh: Hồng hoa 1-8g, sắc hoặc ngâm rượu uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).4. Phòng và chống bệnh ban sởi: Hạt Hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước .5. Chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác: Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp. 
    Chống chỉ định với Hồng hoa
    Phụ nữ có thai và đang hành kinh không dùng.