Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn, là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho.
Chỉ định khi dùng Cineol
Sát trùng đường hô hấp, răng, miệng;Trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm...
Cách dùng Cineol
Súc miệng mỗi lần: 15 mL, 2 - 4 lần/ngày. Nhổ đi sau 30 giây, không được nuốt
Chống chỉ định với Cineol
Mẫn cảm, Trẻ sơ sinh, sỏi thận;
Tương tác thuốc của Cineol
Amitriptyline,Diclofenac,Lovastatin,Omeprazole
Tác dụng phụ của Cineol
Thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.
Dùng Cineol theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Methyl salicylate
Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
methyl salicylat
Dược lực của methyl salicylate
Methyl salicylate (công thức hóa học C6H4(HO)COOCH3 còn được gọi là salicylic acid methyl ester, methyl-2-hydroxybenzoate) là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm.Đây là sản phẩm rất thông dụng, hầu như không nhà nào không có sẵn một vài chai dầu để phòng khi nhức đầu, nghẹt mũi, muỗi đốt, chột bụng, đầy hơi… Cùng với đó là rất nhiều loại dầu lưu hành trên thị trường với đủ kiểu dáng, màu sắc mà người dân thường gọi là dầu gió xanh, dầu gió nâu, dầu gió đỏ… Đây là sản phẩm không cần kê đơn, có thể tìm mua dễ dàng. Nhiều người thường xuyên dùng dầu gió để hít, thoa, xông hơi, pha nước tắm, uống… đến mức nghiện dầu.
Tác dụng của methyl salicylate
Methyl salicylate có tác dụng gây xung huyết da, thường được phối hợp với các loại tinh dầu khác dùng làm thuốc bôi ngoài, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau.
Chỉ định khi dùng methyl salicylate
Methyl salicylat, giúp thư giãn cơ và giảm đau; do đó được dùng trị: mỏi cơ, đau cơ, sưng trặc, viêm khớp, vết bầm.
Tác dụng phụ của methyl salicylate
Gây xung huyết da, nên sản phẩm có chứa chất này thường chỉ được dùng làm thuốc bôi ngoài, xoa bóp, băng dán giảm đau, không dùng để uống và bôi lên vết thương hở, không sử dụng cho người dị ứng aspirin hoặc salicylat. Hơi dầu gió chứa tinh dầu có tác dụng thông mũi, nhưng nếu chứa methyl salicylat hàm lượng cao hoặc hít thường xuyên có thể làm tổn thương màng nhầy cơ quan hô hấp, triệu chứng đầu tiên là cảm giác khô, rát mũi họng.