Dexambutol I.N.H

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ethambutol, Isoniazide
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 5 vỉ x 10 viên
Sản xuất
S.E.R.P
Đăng ký
Sarl Galien
Số đăng ký
VN-1029-06

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ethambutol

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Ethambutol hydrochloride
    Dược lực của Ethambutol
    Ethambutol là thuốc chống lao.
    Dược động học của Ethambutol
    - Hấp thu:
    Ethambutol được hấp thu nhanh(75-80%) qua đường tiêu hoá. Sau khi uống liều đơn 25 mg/kg thể trọng được 2-4 giờ thì đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh là 5 mcg/ml và sau 24 giờ không còn phát hiện được nồng độ thuốc trong huyết thanh.
    - Phân bố: Thuốc phân bố vào tất cả các mô, bao gồm cả phổi, thận và hồng cầu. Thuốc vào dịch não tuỷ khi màng não bị viêm, thuốc cũng qua nhau thai và vào sữa mẹ.Thể tích phân bố Vd = 1,6 l/kg.
    - Chuyển hoá: Ethambutol chuyển hoá 1 phần ở gan bằng quá trình hydroxyl hoá, tạo thành dẫn chất aldehyd và acid dicarboxylic.
    - Thải trừ: Ethambutol thải trừ qua nước tiểu tới 80% trong vòng 24 giờ ( khoảng 50% ở dạng không chuyển hoá không có hoạt tính ). Loại trừ được ethambutol bằng thẩm phân phúc mạc và ở mức độ ít hơn bằng thẩm phân thận nhân tạo.
    Tác dụng của Ethambutol
    Ethambutol là thuốc chống lao tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn. Gần như tất cả các chủng Mycobacterium tuberculosis, M.Kansasii và một số chủng M. avium đều nhạy cảm với ethambutol. Thuốc cũng ức chế sự phát triển của hầu hết các chủng vi khuẩn lao kháng isoniazid và streptomycin. Nồng độ ức chế tối thiểu in vitro đối với vi khuẩn lao bình thường từ 1-8 mcg/ml, tuỳ theo môi trường nuôi cấy. Vi khuẩn lao kháng thuốc phát triển rất nhanh, nếu dùng ethambutol đơn độc. Vì vậy không bao giờ được dùng ethambutol đơn độc để điều trị bệnh lao mà phải dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác theo hướng dẫn điều trị của WHO.
    Cơ chế tác dụng của ethambutol là ức chế acid mycolic thâm nhập vào trong thành tế bào vi khuẩn lao. Ngoài ra thuốc còn kìm hãm sự nhân lên của vi khuẩn bằng cách ngăn cản tổng hợp RNA.
    Chỉ định khi dùng Ethambutol
    Lao phổi. Lao ngoài phổi như lao màng não, lao niệu-sinh dục, lao xương-khớp hạch. Nhiễm Mycobacterium không điển hình.
    Cách dùng Ethambutol
    Nên phối hợp với các thuốc kháng lao khác. Ðiều trị khởi đầu: 15mg/kg/24 giờ. Ðiều trị tái phát: 25mg/kg/24 giờ. Sau 30 ngày, giảm liều còn 15mg/kg.
    Thận trọng khi dùng Ethambutol
    Có thai. Trẻ > 13 tuổi. Suy thận, tổn thương ở mắt.
    Chống chỉ định với Ethambutol
    Quá mẫn cảm. Viêm dây thần kinh thị giác.
    Tương tác thuốc của Ethambutol
    Disulfiram, thuốc kháng viêm, thuốc trị sốt rét tổng hợp.
    Tác dụng phụ của Ethambutol
    Rối loạn thị lực, loạn sắc xanh & đỏ. Viêm da, đau khớp, biếng ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, hoa mắt.
    Quá liều khi dùng Ethambutol
    Dấu hiệu và triệu chứng: Không thấy dấu hiệu ngộ độc cấp với liều dùng bình thường.
    Ngộ độc cấp với liều dung bình thường. Ngộ độc cấp thường xảy ra khi dùng liều cao hơn 10 g với các triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, đau bụng, sốt, lú lẫn, ảo giác và các bệnh lý khác của thần kinh thị giác.
    Xử trí: Khi ngộ độc ethambutol phải nhanh chóng rửa dạ dày và tiến hành thẩm phân thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nhanh nồng độ thuốc trong máu.
    Đề phòng khi dùng Ethambutol
    Rối loạn thị lực, loạn sắc xanh & đỏ. Viêm da, đau khớp, biếng ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, hoa mắt.
    Bảo quản Ethambutol
    Bảo quản tránh ánh sáng, đặc biệt tránh ẩm, đựng trong bao bì kín, nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Isoniazide

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Isoniazide
    Dược lực của Isoniazide
    Isoniazid là một trong những thuốc hoá học đầu tiên được chọn trong điều trị lao.
    Dược động học của Isoniazide
    - Hấp thu: Isoniazid hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường tiêu hoá và tiêm bắp. Sau khi uống liều 5 mg/kg thể trọng được 1-2 giờ thì đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 3-5 microgam/ml. Thức ăn làm chậm hấp thu và gảim sinh khả dụng của thuốc isoniazid.
    - Phân bố: Isoniazid phân bố vào tất cả các cơ quan, các mô và dịch cơ thể. Thuốc thấm được vào hang lao, dễ dàng qua nhau thai và vào thai nhi.
    - Chuyển hoá: Isoniazid chuyển hoá ở gan bằng phản ứng acetyl hoá, chủ yếu tạo thành acetylisoniazid và acid isonicotinic.
    - Thải trừ: Xấp xỉ 75-95% thuốc thải trừ qua thận trong vòng 24 giờ dưới dạng chất chuyển hoá không hoạt tính. Một lượng nhỏ thải qua phân. Thuốc có thể được loại khỏi máu bằng thẩm phân thận nhân tạo hay thẩm phân màng bụng.
    Tác dụng của Isoniazide
    Isoniazid là thuốc chống lao đặc hiệu cao, có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác như M.bovis, Mycobacterium kansasii. Isoniazid diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở vị trí tổn thương và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn.
    Cơ chế tác dụng chính xác của isoniazid vẫn chưa biết, nhưng có thể do thuốc ức chế tổng hợp acid mycolic và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn lao. Nồng độ tối thiểu ức chế in vitro đối với trực khuẩn lao từ 0,02-0,2 microgam/ml.
    Kháng thuốc mắc phải tự nhiên của M . tuberculosis đối với isoniazid cả in vitro và in vivo đã được chứng minh diễn ra theo kiểu bậc thang. Cơ chế kháng thuốc có thể do vi khuẩn đột biến di truyền kháng thuốc. Các chủng kháng thuốc phát triển nhanh, nếu isoniazid dùng đơn độc để điều trị lao, nhưng ít hơn nếu dùng thuốc với mục đích dự phòng.
    Để phòng kháng thuốc phải dùng phối hợp isoniazid với 3-4 thuốc điều trị lao khác và không bao giờ được dùng đơn độc.
    Chỉ định khi dùng Isoniazide
    Dự phòng lao:
    Isoniazid được chỉ định dự phòng lao cho các nhóm người bệnh sau:
    Những người trong gia đình và người thường xuyên tiếp xúc với người mới được chẩn đoán bệnh lao (AFB(+)) mà có test Mantoux dương tính và chưa tiêm phòng BCG.
    Những người có test Mantoux dương tính đang được điều trị đặc biệt như điều trị corticosteroid dài ngày, thuốc ức chế miễn dịch , thuốc độc hại với tế bào hoặc điều trị bằng chiếu tia xạ.
    Người nhiễm HIV có test Mantoux dương tính hoặc biết đã có tiếp xúc với người bệnh có khuẩn lao trong đờm, gnay cả khi test Mantoux âm tính.
    Điều trị lao:
    Isoniazid được chỉ định phối hợp với các thuốc chống lao khác, như rifampicin, pyrazinamid, streptomycin hoặc ethambutol theo các phác đồ điều trị chuẩn. Nếu có vi khuẩn kháng isoniazid hoặc người bệnh gặp tác dụng không mong muốn nặng, thì phải ngừng dùng isoniazid thay bằng thuốc khác.
    Cách dùng Isoniazide
    Tốt nhất là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Có thể uống thuốc cùng với bữa ăn, nêu bị kích ứng đường tiêu hoá.
    Phòng bệnh:
    Trẻ em: uống 5 mg/kg/24 giờ, tối đa 300 mg/24 giờ, ngày một lần trong 6-12 tháng. iêm bắp, 10 mg/kg thể trọng, cho tới 300 mg mỗi ngày một lần.
    Người lớn: uống 5 mg/kg/24 giờ (liều thường dùng là 300 mg/24 giờ). Dùng hàng ngày trong 6-12 tháng. Tiêp bắp 300 mg mỗi ngày một lần.
    Điều trị:
    Isoniazid bao giờ cũng phải phối hợp với các thuốc chống lao khác, như streptomycin , rifampicin , pyrazinamid và ethambutol theo các phác đồ điều trị quốc gia.
    Liều điều trị thông thường ở người lớn và thiếu niên: uống 300 mg isoniazid mỗi ngày một lần, trong suốt thời gian điều trị, hoặc 10 mg/kg thể trọng, dùng hàng ngày hoặc mỗi tuần uống 2 hoặc 3 lần theo quy định của phác đồ điều trị.
    Tiêm bắp , 5 mg/kg thể trọng, mỗi ngày một lần, trong suốt thời gian điều trị, hoặc mỗi tuần tiêm 2 hoặc 3 lần theo quy định của phác đồ điều trị.
    Liều điều trị thông thường ở trẻ em: phối hợp với các thuốc chống lao khác. Uống10 mg/kg: 3 lần/tuần hoặc 15 mg/kg :2 lần/tuần. Tiêm bắp, 5 mg/kg thể trọng, cho tới 200 mg mỗi ngày một lần.
    Thận trọng khi dùng Isoniazide
    Với người suy giảm chức năng thận nặng, có độ thanh thải, creatinin dưới 25 ml/phút, phải giảm liều isoniazid, đặc biệt là người chuyển hoá isoniazid chậm. Trong thời gian điều trị isoniazid mà uống rượu hoặc phối hợp với rifampicin thì có nguy cơ làm tăng độc tính với gan.
    Chống chỉ định với Isoniazide
    Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
    Người suy gan nặng, viêm gan nặng.
    Viêm đa dây thần kinh và người động kinh.
    Tương tác thuốc của Isoniazide
    Isoniazid ức chế chuyển hoá một số thuốc. Khi dùng kết hợp isoniazid với các thuốc nàu có thể làm tăng độc tính của thuốc phối hợp, nhất là các thuốc chữa động kinh. Các thuốc sau khi phối hợp với isoniazid pahỉ điều chỉnh liều: alfentanil, các chất chống đông máu dẫn chất coumarin hoặc dẫn chất indodion, các benzodiazepin, carbamazepin, theophylin, phenytoin, enfluran, disulfiram và các cycloserin.
    Các tương tác khác: Dùng đồng thời isoniazid với rifampicin, acetaminophen hoặc rượu có thể làm tăng độc tính với gan, đặc biệt ở người có tiền sử suy gan.
    Dùng đồng thời isoniazid với niridazol có thể làm tăng tác dụng không mong muốn đối với hệ thần kinh, như co giật và rối loạn tâm thần.
    Isoniazid làm giảm nồng độ ketoconazol trong huyết thanh, vì vậy làm giảm nồng độ và tác dụng của isoniazid, đặc biệt ở những người bệnh chuyển hoá isoniazid nhanh.
    Các thuốc kháng acid, đặc biệt muối nhôm làm giảm hấp thu isoniazid.Vì vậy hai thuốc này phải uống cách nhau ít nhất 1 giờ.
    Tác dụng phụ của Isoniazide
    Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là rối loạn chức năng gan và nguy cơ này tăng lên theo tuổi người bệnh. Ngoài ra các tác dụng không mong muốn khác như pảhn ứng mẫn cảm và gây viêm thần kinh ngoại vi cũng thường xảy ra.
    Thường gặp: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau vùng thượng vị, viêm gan (vàng da, vàng mắt, tăng transaminase), viêm dây thần kinh ngoại vi biểu hiện tê bì tay hoặc chân.
    Ít gặp: giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu, viêm mạch, đau lưng, đau khớp, nổi ngứa rất thường gặp, co giật, thay đổi tính tình hoặc tâm thần.
    Các tác dụng khác: mẫn cảm như ban da, methemoglobin huyết, bí đái, tăng cân, đau tại nơi tiêm.
    Quá liều khi dùng Isoniazide
    Isoniazid ức chế chuyển hoá một số thuốc. Khi dùng kết hợp isoniazid với các thuốc nàu có thể làm tăng độc tính của thuốc phối hợp, nhất là các thuốc chữa động kinh. Các thuốc sau khi phối hợp với isoniazid pahỉ điều chỉnh liều: alfentanil, các chất chống đông máu dẫn chất coumarin hoặc dẫn chất indodion, các benzodiazepin, carbamazepin, theophylin, phenytoin, enfluran, disulfiram và các cycloserin.
    Dấu hiệu và triệu chứng:
    Buồn nôn, nôn, chóng mặt, nói ngọng, mất định hướng, tăng phản xạ, nhìn mờ, ảo thị giác… Các triệu chứng quá liều thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 3 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu ngộ độc nặng ức chế hô hấp, và ức chế thần kinh trung ương, có thể nhanh chóng chuyển từ sững sờ sang trạng thái hôn mê, co giật kéo dài, toan chuyển hoá, aceton niệu và tăng glucose niệu và tăng glucose huyết. Nếu người bệnh không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể tử vong. Isoniazid gây co giật là do liên quan đến giảm nồng độ acid gama aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương, do isoniazid ức chế hoạt động của pyridoxal - 5 – phospaht trong não.
    Xử trí:
    Trong xử trí quá liều isoniazid, việc đầu tiên là phải đảm bảo ngay duy trì hô hấp đầy đủ.
    Co giật co thể xử trí bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc các barbiturat có thời gian tác dụng ngắn, kết hợp với pyridoxin hydroclorid.
    Bảo quản Isoniazide
    Isoniazid phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 40 độ, tốt nhất từ 15-30 độ C trong bao bì kín, tránh ánh sáng.