Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chlorpheniramine maleate
Thành phần
Chlorpheniramin maleat 4mg
Chỉ định khi dùng Chlorpheniramine maleate
Các trường hợp dị ứng ngoài da như mày đay, eczema, dị ứng đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi.
Cách dùng Chlorpheniramine maleate
Tác dụng phụ của chlorpheniramin gồm: buồn ngủ, giảm khả năng vận hành máy móc chính xác, làm nặng thêm glaucom, hen hoặc bệnh phổi mạn tính, phát ban, mày đay, ra mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng hoặc họng, giảm tế bào máu, căng thẳng, ù tai, kích ứng dạ dày, đái rắt hoặc đái khó.
Chống chỉ định với Chlorpheniramine maleate
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nhỏ. Các cơn hen cấp. Không thích hợp cho việc dùng ngoài tại chỗ.
Tương tác thuốc của Chlorpheniramine maleate
Có thể che khuất các dấu hiệu về thính giác do các thuốc như aminoside gây ra.
Tác dụng phụ của Chlorpheniramine maleate
Buồn ngủ, thẫn thờ, choáng váng.
Đề phòng khi dùng Chlorpheniramine maleate
- Thận trọng dùng thuốc với bệnh nhân: Glôcôm góc đóng, bí tiểu tiện, phì đại tuyến tiền liệt. - Phải kiêng rượu khi dùng thuốc. - Khi lái xe & vận hành máy không dùng.
Dùng Chlorpheniramine maleate theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Naphazoline
Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Naphazoline hydrochloride
Dược lực của Naphazoline
Naphazoline là thuốc có tác dụng cường giao cảm, đặc biệt là tác dụng gây co mạch làm tản máu.
Chỉ định khi dùng Naphazoline
Các trường hợp xốn mắt, cảm giác rát bỏng, đỏ mắt kèm chảy nhiều nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Làm trong mắt & làm ướt mắt.
Cách dùng Naphazoline
Nhỏ 1-2 giọt vào mắt mỗi 3-4 giờ. Không dùng thuốc liên tục quá 4 ngày.
Thận trọng khi dùng Naphazoline
Bệnh nhân tăng huyết áp, cường giáp, bệnh tim mạch, tăng đường huyết.
Chống chỉ định với Naphazoline
Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng nhãn áp góc đóng hoặc góc đóng không tăng nhãn áp.
Tương tác thuốc của Naphazoline
Các thuốc vô cảm. IMAO.
Tác dụng phụ của Naphazoline
Ðôi khi có thể gặp dãn đồng tử. Rất hiếm: tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, tăng đường huyết, tăng nhãn áp, buồn nôn.