Hanphagast

Nhóm thuốc
Thuốc cấp cứu và giải độc
Thành phần
Than hoạt, Cam thảo, Tricalcium phosphate
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
hộp 10 vỉ x 10 viên, lọ 20 viên nén
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội - VIỆT NAM
Số đăng ký
V1150-H12-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Than hoạt

    Nhóm thuốc
    Thuốc cấp cứu và giải độc
    Thành phần
    Than hoạt
    Dược lực của Than hoạt
    Than hoạt là thuốc giải độc.
    Dược động học của Than hoạt
    Than hoạt không được hấp thu qua đường tiêu hoá và đào thải nguyên dạng theo phân.
    Tác dụng của Than hoạt
    Than hoạt có thể hấp phụ được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Khi dùng đường uống, than hoạt làm giảm sự hấp thu của những chất này, do đó được dùng trong nhiều trường hợp ngộ độc cấp từ đường uống. Để có hiệu quả cao nhất, sau khi đã uống được phải chất độc, cần uống than hoạt càng sớm càng tốt. Tuy nhiên than hoạt vẫn có thể có hiệu lực vài giờ sau khi đã uống phải một số thuốc chậm hấp thu do nhu động cảu dạ dày giảm hoặc có chu kỳ gan - ruột hoặc ruột - ruột. Dùng than hoạt nhắc lại nhiều lần làm tăng thải qua phân những thuốc như glycosid trợ tim, barbiturat, salicylat, theophylin.
    Than hoạt không có giá trị trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh. Than hoạt cũng không dùng để giải độc muối sắt, cyanid, malathion, dicophan, lithi, một số dung môi hữu cơ như ethanol, methanol hoặc ethylen glycol, vì khả năng hấp phụ quá thấp.
    Nghiên cứu lâm sàng cho thấy than hoạt không chống ỉa chảy, không làm thay đổi số lần đi ngoài, không làm thay đổi lượng phân hoặc rút ngắn thời gian ỉa chảy, do vậy không nên dùng than hoạt trong điều trị ỉa chảy cấp cho trẻ em.
    Chỉ định khi dùng Than hoạt
    Điều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hoá chất, như paracetamol, aspirin, atropin, các barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol, phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và thuốc chống trầm cảm nhân 3 vòng.
    Hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hoá trong bệnh nhiễm khuẩn.
    Than hoạt còn được dùng trong chẩn đoán rò đại tràng, tử cung.
    Phối hợp với một số thuốc khác chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.
    Cách dùng Than hoạt
    Điều trị ngộ độc cấp:
    Người lớn: dùng khoảng 50 g. Khuấy trong 250 ml nước, lắc kỹ trước khi uống. Có thể dùng ống thông vào dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng thì nhắc lại nhiều lần từ 25 – 50 g, cách nhau từ 4 – 6 giờ. Có phải kéo dài tới 48 giờ.
    Trẻ em: liều căn cứ vào khả năng chứa của dạ dày, thường dùng là 1 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng hoặc bíêt chậm có thể lập lại 4 -6 giờ sau. Để dễ uống, có thể pha thêm saccarin, đường hoặc sorbitol.
    Thận trọng khi dùng Than hoạt
    Than hoạt có thể hấp thu và giữ lại các thuốc được dùng thêm cho những trường hợp trầm trọng.
    Thức ăn có thể hạn chế khả năng hấp phụ của than.
    Than hoạt phối hợp với sorbitol không dùng cho người bệnh được dùng cho người bệnh không dung nạp fructose và cho trẻ em dưới 1 tuổi.
    Chống chỉ định với Than hoạt
    Chống chỉ định dùng than hoạt khi đã dùng thuốc chống độc đặc hiệu như methionin.
    Tương tác thuốc của Than hoạt
    Than hoạt làm giảm hấp thu của nhiều thuốc từ đường tiêu hoá và do vậy tránh dùng các thuốc phối hợp theo đường tiêm. Than hoạt làm giảm tác dụng của các thuốc gây nôn. Nếu có chỉ định phải gây nôn trước khi dùng than hoạt.
    Tác dụng phụ của Than hoạt
    Than hoạt nói chung ít độc.
    Thường gặp: nôn, táo bón, phân đen.
    Hiếm gặp: Hít hoặc trào ngược than hoạt vào phổi ở người nửa tỉnh nửa mê, đặc biệt khi rút ống thông hoặc khi dùng chất gây nôn, hoặc đặt nhầm ống thông.
    Trường hợp này gây biến chứng phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.
    Tắc ruột chỉ xảy ra khi dùng nhiều liều.
    Bảo quản Than hoạt
    Than hoạt có thể hấp phụ không khí, nên cần bảo quản trong bao bì kín.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cam thảo

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Cam thảo

    Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

    Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

    Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

    Cách dùng Cam thảo

    Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

    Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

    Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

    Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

    Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

    Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

    Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

    Tác dụng phụ của Cam thảo

    Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

    Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.