Kiện Thân tố

Thành phần
Ðương quy, Ðẳng sâm, Hoàng kỳ, Ba kích, Phục linh, Liên nhục, Ðỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 200 ml thuốc nước
Hàm lượng
200ml
Sản xuất
Cơ sở Hải Thượng - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0398-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ðương quy

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đương quy

    Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

    Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

    Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

    Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

    Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

    Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

    • Tác dụng an thần
    • Chữa chứng xuất tinh sớm.

    Đương quy

    Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

    • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
    • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
    • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

    Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

    Cách dùng Đương quy

    Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

    Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc nhỏ
    • Chiết xuất
    • Rượu thuốc
    • Dùng cây thuốc tươi
    • Viên nang
    • Dầu xoa bóp.
    Tác dụng phụ của Đương quy

    Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

    • Huyết áp thấp
    • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
    • Kích ứng da, rối loạn cương dương
    • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

    Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Hoàng kỳ

    Thành phần
    Hoàng kỳ, mật ong

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ba kích

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Ba kích

    Ba kích là một loại thảo dược, có tên khoa học là morinda officinalis. Ba kích được sử dụng để cải thiện chức năng thận và điều chỉnh các vấn đề tiểu tiện, bao gồm sản xuất quá nhiều nước tiểu (polyuria) và đái dầm.

    Ba kích cũng được sử dụng để điều trị ung thư, rối loạn túi mật, thoát vị, đau lưng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giải phóng các hormone của cơ thể (hệ nội tiết).

    Đàn ông dùng ba kích để trị rối loạn cương dương (liệt dương) và các vấn đề về tình dục khác.

    Ba kích có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Ba kích có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách làm tăng tác dụng của serotonin, một chất có trong não.

    Tác dụng phụ của Ba kích

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Liên nhục

    Nhóm thuốc
    Thuốc gây tê, mê
    Thành phần
    Liên nhục
    Tác dụng của Liên nhục
    Dưỡng tỳ, thu liễm, cố sáp, chỉ tả, sinh tân, dưỡng tâm, an thần.
    Chỉ định khi dùng Liên nhục
    - Dưỡng tỳ, trị biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính do tỳ khí suy yếu không chuyển hóa được thấp ở đại trường. Dùng với Nhân sâm, Bạch truật, Hoài sơn.- Dưỡng thận, trị xuất tinh sớm, di tinh, dưỡng tân dịch. Dùng với Sa uyển tử, Thỏ ty tử, Liên tu và Lộc nhung.- Dưỡng tâm an thần, trị hay bị hồi hộp, bứt rứt, mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị. Dùng với Mạch môn đông, Bá tử nhân, Phục thần, Trân châu mẫu, Toan táo nhân.
    Cách dùng Liên nhục
    Cách bào chế:- Theo Trung.y: Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở trong, đồ chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ vỏ đỏ ở ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng. Mất ngủ, nấu ăn để bồi dưỡng thì dùng sống.Liều dùng: 6 – 15g.
    Thận trọng khi dùng Liên nhục
    Hay bị táo bón, táo bón kinh niên không dùng.
    Bảo quản Liên nhục
    Để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ngưu tất

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Ngưu tất 1kg
    Tác dụng của Ngưu tất
    Tác dụng dược lý:
    + Tác dụng đối với tử cung: Tác dụng của Ngưu tất đối với tử cung của súc vật có sự khác biệt đôi khi tùy thuộc vào tình trạng mang thai của súc vật. Nước sắc Ngưu tất luôn gây nên sự co thắt tử cung đối với thỏ và chuột nhắt trong khi đó nó lại gây nên thư giãn ở tử cung không có thai của mèo và co thắt đối với tử cung mèo có thai. Ngưu tất dùng tại chỗ gây nên giãn xương cổ ở phụ nữ (Trung Dược Học).
    +Tác dụng đối với vị trường: Nước sắc Ngưu tất ức chế nhu động ruột của chuột nhắt nhưng lại làm tăng co bóp ruột ở heo. Chích dịch Ngưu tất vào tĩnh mạch chó và thỏ làm tăng co bóp dạ dầy nhất thời (Trung Dược Học).
    + Tác dụng đối với tim mạch: Dù chích nước sắc hoặc dịch chiết acol của Ngưu tất cho chó, mèo và thỏ làm giảm huyết áp, ức chế sự giãn mạch của tim và ngoại vi (Trung Dược Học).
    + Tác dụng giảm đau: Chích dịch chiết Ngưu tất vào màng bụng chuột nhắt, gây nên trạng thái bong gân nhân tạo, thấy có tác dụng giảm đau yếu hơn của Morphin (Trung Dược Học).
    + Nước sắc Ngưu tất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp Protein. Dịch chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãn mạch, hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai. Thuốc có tác dụng lwoin tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ Cholesterol máu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
    Vị thuốc Ngưu tất
    Tính vị:
    + Vị đắng (Bản Kinh).
    + Vị chua, tính bình, không độc (Biệt Lục).
    + Vị chua, hơi cay, tính hơi ôn (Trấn Nam Bản Thảo).
    + Vị đắng, chua, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
    Quy kinh:
    + Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Cương Mục).
    + Vào 3 kinh âm ở chân [Can, Thận, Tỳ] (Bản Thảo Hối Ngôn).
    Tác dụng của Ngưu tất:
    + Bổ Can, Thận, cường cân cốt, hoạt huyết, thông kinh, dẫn huyết (hỏa) đi xuống, lợi thủy, thông lâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
    + Tư can, trợ thận, trục ứ huyết đi xuống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Phá huyết,hành ứ, cường tráng gân cốt, tả hỏa, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
    Chỉ định khi dùng Ngưu tất
    - Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu gắt buốt, tiểu ra máu, ứ huyết gây đau bụng, chấn thương tụ máu, đầu gối nhức mỏi.- Ngưu tất tẩm sao chữa can thận hư, ù tai, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt. Chiết xuất saponin làm thuốc giảm cholesterol trong máu.
    Cách dùng Ngưu tất
    Liều dùng: 6 - 20g.Bài thuốc:- Chữa bại liệt, co giật, phong thấp teo cơ, đột quỵ, xơ vữa mạch máu: lấy 40-60g ngưu tất sắc uống nhiều lần trong ngày.- Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi: ngưu tất 100g, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g ngâm trong rượu từ 30-40 ngày trở lên. Một ngày uống 1-2 lần mỗi lần 10-15ml- Chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp: ngưu tất 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 10g, cẩu tích 10g, cốt toái bổ 10g, trần bì 6g sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần trước bữa ăn dùng liên tục 2-3 tuần.
    Chống chỉ định với Ngưu tất
    + Kỵ thịt trâu (Dược Tính Luận).
    + Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
    + Khí hư hạ hãm, đùi và gối sưng đau: đại kỵ (Bản Thảo Tùng Tân).
    + Tính của Ngưu tất thường giáng xuống mà không đưa lên, vì vậy phàm chứng nguyên khí bị hãm xuống, băng huyết, di tinh, hoạt tinh, theo phép phải cấm hẳn. Bệnh mộng tinh, di tinh mà dùng lầm Ngưu tất thì bệnh càng thêm nặng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
    + Khí hư hạ hãm, di tinh, băng huyết, rong huyết, đau từ ngang lưng trở lên: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
    + Trung khí hạ hãm, tiêu chảy do tỳ hư, hạ nguyên không chặt, mộng tinh, hoạt tinh, kinh nguyệt ra nhiều, có thai: kiêng dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
    + Di tinh, mộng tinh, tiêu chảy do Tỳ hư, có thai, kinh nguyệt ra nhiều: Kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).