Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim…
– Phòng ung thư: Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.
– Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.
–Sơ cứu vết thương: Bạn hãy giã lá ngải cứu và trộn với muối để cầm máu và giảm đau khi bị thương.
– Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng da.
– Chữa suy nhược cơ thể: Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.
– Giảm mỡ bụng: Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.
Ngải cứu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Các hóa chất trong ngải cứu có thể gây kích thích tử cung.
Liều dùng của ngải cứu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ngải cứu có thể không an toàn nếu bạn dùng không đúng liều lượng. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dị ứng: Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.
Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.
Cũng có một số nguồn thông tin cho rằng ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hazelnut, ô liu, cao su, đào, kiwi, hạt Micronesian gọi là Nangai và các cây khác từ chi Artemisia.
Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Đại hoàng ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao khoảng 1 mét. Hiện nay đại hoàng phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được.
Đại hoàng được làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng được sử dụng để chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa và được dùng để rửa ruột trước khi thực hiện xét nghiệm đường tiêu hóa.
Một số người sử dụng đại hoàng để đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm đau do bị trĩ hay do các vết rách, nứt trên niêm mạc trong hậu môn.
Bạn chỉ nên dùng đại hoàng trong khoảng thời gian ngắn. Đại hoàng có thể được sử dụng để giải độc và đôi khi được bôi lên da để điều trị vết loét.
Bộ phận của đại hoàng được làm thuốc là củ rễ. Bạn đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ trong vải bố ướt. Sau 2-3 ngày, nếu bạn thấy ở giữa lõi củ mềm thì lấy xắt hoặc bào thành lát mỏng phơi khô.
Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng nhuận tràng nhờ vào chất anthranoid, một chất thường được dùng trong thuốc nhuận tràng trên thị trường.
Nghiên cứu cũng cho thấy đại hoàng hoạt động tốt hơn khi sử dụng chung với các thuốc ức chế enzyme angiotensin và captopril. Kết hợp các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình suy thận.
Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh
Bạn dùng kết hợp đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g, hỏa ma nhân 15g. Bạn sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Bạn nên dùng thuốc đến khi hết bị táo bón.
Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp
Bạn dùng đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Bạn nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù
Bạn dùng đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.
Dùng đại hoàng để trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú
Bạn dùng đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.
Dùng đại hoàng để trị bỏng lửa
Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.
Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ
Bạn dùng 40g đại hoàng, 1 thăng giấm sắc để uống.
Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng
Bạn dùng tứ vật thang với đại hoàng sắc rượu uống.
Trị chảy máu chân răng, hôi miệng
Bạn dùng đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng. Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi dùng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi bạn hãy làm lại.
Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ
Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm, bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới, sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.
Trị sưng vú
Bạn dùng đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ sưng. Trước khi dán, bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.
Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại hoàng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Đại hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.