Mát gan phong ngứa linh

Thành phần
Sinh địa, Ðương quy, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Bồ công anh, Thương truật, Phòng phong, Kinh giới, Thương nhĩ tử,
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 180ml thuốc nước
Hàm lượng
180ml
Sản xuất
Cơ sở Phước Âm - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-4685-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sinh địa

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Sinh địa
    Tác dụng của Sinh địa
    Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
    Chỉ định khi dùng Sinh địa
    Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
    Cách dùng Sinh địa
    Liều dùng: 9-30g.
    Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
    Chống chỉ định với Sinh địa
    - Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
    - Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng.
    Bảo quản Sinh địa
    Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ðương quy

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đương quy

    Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

    Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

    Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

    Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

    Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

    Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

    • Tác dụng an thần
    • Chữa chứng xuất tinh sớm.

    Đương quy

    Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

    • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
    • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
    • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

    Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

    Cách dùng Đương quy

    Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

    Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc nhỏ
    • Chiết xuất
    • Rượu thuốc
    • Dùng cây thuốc tươi
    • Viên nang
    • Dầu xoa bóp.
    Tác dụng phụ của Đương quy

    Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

    • Huyết áp thấp
    • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
    • Kích ứng da, rối loạn cương dương
    • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

    Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Xuyên khung

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Xuyên khung
    Tác dụng của Xuyên khung
    Tính vị :
    + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
    + "Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).
    + Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).
    + Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).
    + Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    Quy kinh :
    + Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).
    + Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).
    + Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
    + Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    Tác dụng của Xuyên khung:
    + Ôn trung nội hàn (Biệt lục).
    + Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).
    + Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).
    + Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).
    + Điều hòa mạch , phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
    + Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
    + Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    + Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
    Chỉ định khi dùng Xuyên khung
    + Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con ( Bản Kinh ).+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu ( Biệt lục ).+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).+ Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn , kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).+ Trị Can kinh bất điều , kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển ) .+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). 
    Cách dùng Xuyên khung
    Liều dùng : 4 - 8g .
    Chống chỉ định với Xuyên khung
    + Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
    + Khí thăng, đờm suyễn, không dùng ( Bản Thảo Tùng Tân ).
    + Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất , không dùng ( Đắc Phối Bản Thảo ).
    + Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí ( Phẩm Hối Tinh Nghĩa ).
    + Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô ( Bản Thảo Mông Thuyên ).
    + Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên ( Bản Thảo Kinh Tập Chú ).
    + Âm hư hỏa vượng , thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bồ công anh

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bồ công anh

    Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).

    Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.

    Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.

    Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.

    Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

    Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:

    Bảng giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách dùng Bồ công anh

    Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.

    Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên nén
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Dùng cả cây tươi như một loại rau
    • Nước ép cây tươi
    • Chiết xuất chất rắn
    • Trà bồ công anh
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bồ công anh

    Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
    • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

    Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phòng phong

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Phòng phong
    Tác dụng của Phòng phong
    Phát biểu, trừ phong thấp hay được dùng để trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
    Chỉ định khi dùng Phòng phong
    - Trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng  Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt. - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng  Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều. - Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng  Phòng phong với Khương hoạt và Đương quy. - Mề đay và ngứa da: Dùng  Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
    Cách dùng Phòng phong
    Cách dùng và liều dùng: Sắc uống 4,5 ~ 9g.
    Chống chỉ định với Phòng phong
    Âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.