Melanin

Thành phần
Nghệ, Mật ong
Dạng bào chế
Viên bao đường
Dạng đóng gói
chai 100 viên bao dường
Sản xuất
Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh - VIỆT NAM
Số đăng ký
NC12-H01-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nghệ

    Tác dụng của Nghệ

    Củ nghệ được sử dụng điều trị viêm khớp, ợ nóng (chứng khó tiêu), đau khớp, đau dạ dày, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, phẫu thuật bắc cầu, xuất huyết, tiêu chảy, khí ruột, dạ dày, ăn mất ngon, vàng da, vấn đề về gan, Helicobacter pylori, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn túi mật, cholesterol cao, tình trạng da bị lichen planus, viêm da do xạ trị và mệt mỏi.

    Nghệ cũng được sử dụng điều trị nhức đầu, viêm phế quản, cảm lạnh, nhiễm trùng phổi, đau cơ xơ, phong, sốt, rối loạn kinh nguyệt, ngứa da, phục hồi sau phẫu thuật và ung thư. Các tác dụng khác bao gồm trầm cảm, bệnh Alzheimer, sưng ở lớp giữa của mắt (viêm niêm mạc trước), tiểu đường, bệnh tự miễn dịch bao gồm lupus ban đỏ hệ thống (SLE), lao, viêm bàng quang và các vấn đề về thận.

    Một số người áp dụng nghệ lên da để giảm đau, ghẻ, trật xương và sưng phù, bầm tím, vết đỉa cắn, nhiễm trùng mắt, mụn trứng cá, viêm da và vết loét da, đau nhức bên trong miệng, vết thương bị nhiễm trùng và bệnh nướu răng.

    Củ nghệ cũng được sử dụng làm thuốc xổ cho người bị viêm ruột.

    Trong thực phẩm và sản xuất, tinh dầu nghệ được sử dụng trong nước hoa và nhựa của nó được sử dụng như một hương vị và thành phần màu sắc trong thực phẩm.

    Củ nghệ khác với rễ cây thảo dược Java (Curcuma zedoaria).

    Nghệ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Nghệ có chứa chất curcumin hóa học. Curcumin và các hóa chất khác trong nghệ có thể làm giảm sưng (viêm). Do đó, nghệ có thể có lợi cho điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến chứng viêm.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Nghệ

    Người lớn

    Đối với người bị cholesterol cao: bạn uống 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng.

    Đối với ngứa: bạn uống 1500mg củ nghệ, 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Ngoài ra, sản phẩm cụ thể có chứa chiết xuất nghệ (C3 Complex, Sami Labs LTD) cộng với tiêu đen hoặc tiêu dài sử dụng hàng ngày trong 4 tuần.

    Đối với viêm xương khớp thì dùng 500mg sản phẩm có chứa nghệ bốn lần mỗi ngày trong 4-6 tuần. Bạn cũng có thể dùng 500mg chất chiết xuất từ nghệ hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bạn có thể dùng 500mg chất chiết xuất có chứa chất củ nghệ và phosphatidylcholine, 2 lần mỗi ngày trong 2-3 tháng.

    Trẻ em:

    Đối với cholesterol cao: bạn cho trẻ dùng 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng ở trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

    Liều dùng của nghệ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nghệ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Dạng bào chế của nghệ là gì?

    Nghệ có các dạng bào chế:

    • Bột
    • Viên nang
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Trà
    Tác dụng phụ của Nghệ

    Củ nghệ thường không gây ra các phản ứng phụ đáng kể, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như:

    • Đau bụng
    • Buồn nôn
    • Chóng mặt
    • Tiêu chảy

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.