Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
Chỉ định khi dùng Sinh địa
Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
Cách dùng Sinh địa
Liều dùng: 9-30g. Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Chống chỉ định với Sinh địa
- Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy. - Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng - Phụ nữ có thai không dùng.
Bảo quản Sinh địa
Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.
Dùng Sinh địa theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Xuyên khung
Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Xuyên khung
Tác dụng của Xuyên khung
Tính vị : + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh). + "Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo). + Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo). + Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính). + Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Quy kinh : + Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học). + Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Tác dụng của Xuyên khung: + Ôn trung nội hàn (Biệt lục). + Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên). + Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo). + Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục). + Điều hòa mạch , phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển). + Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chỉ định khi dùng Xuyên khung
+ Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con ( Bản Kinh ).+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu ( Biệt lục ).+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).+ Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn , kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).+ Trị Can kinh bất điều , kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển ) .+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Cách dùng Xuyên khung
Liều dùng : 4 - 8g .
Chống chỉ định với Xuyên khung
+ Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Khí thăng, đờm suyễn, không dùng ( Bản Thảo Tùng Tân ). + Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất , không dùng ( Đắc Phối Bản Thảo ). + Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí ( Phẩm Hối Tinh Nghĩa ). + Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô ( Bản Thảo Mông Thuyên ). + Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên ( Bản Thảo Kinh Tập Chú ). + Âm hư hỏa vượng , thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).