Peglec

Thành phần
Polyethylene glycol; natri clorid, kali clorid, natri bicarbonate, Natrisulphate khan
Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch uống
Dạng đóng gói
Hộp
Sản xuất
Tablets (India)., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Tablets (India)., Ltd - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-12671-11

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần natri clorid

    Nhóm thuốc
    Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
    Thành phần
    sodium chloride
    Chỉ định khi dùng Natri clorid
    Bù nước và điện giải.
    Cách dùng Natri clorid
    Bù nước và điện giải: Truyền tĩnh mạch, liều dùng cho người lớn và trẻ em được xác định dựa vào lâm sàng và nếu có thể theo dõi nồng độ điện giải
    Thận trọng khi dùng Natri clorid
    Truyền hạn chế trong suy chức năng thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén.
    Chống chỉ định với Natri clorid
    Tăng natri huyết, ứ dịch.
    Tác dụng phụ của Natri clorid
    Truyền liều lớn có thể gây tích luỹ natri và phù.
    Bảo quản Natri clorid
    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần kali clorid

    Nhóm thuốc
    Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
    Thành phần
    Potassium chloride
    Chỉ định khi dùng Kali clorid
    Mất cân bằng điện giải.
    Cách dùng Kali clorid
    Mất cân bằng điện giải, truyền tĩnh mạch chậm, liều dùng cho người lớn và trẻ em phụ thuộc vào mức độ thiếu kali hoặc để duy trì nhu cầu điện giải/ngày.Pha loãng và truyền dịch: Pha loãng ngay trước khi dùng và truyền theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    Thận trọng khi dùng Kali clorid
    Dịch truyền pha không được vượt quá 3,2 g/lít (43 milimol/lít). Cần có ý kiến của chuyên gia và theo dõi điện tâm đồ (xem phần trên); suy thận.
    Chống chỉ định với Kali clorid
    Tăng kali máu.
    Tác dụng phụ của Kali clorid
    Truyền dịch nhanh gây độc cho tim.
    Quá liều khi dùng Kali clorid
    Truyền glucose 10%. Tiêm tĩnh mạch calci gluconat 0,5 đến 1 g.
    Bảo quản Kali clorid
    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần natri bicarbonate

    Nhóm thuốc
    Thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu
    Tác dụng của Natri bicarbonate

    Thuốc natri bicarbonate thường được dùng để giảm tình trạng ợ nóng và khó tiêu. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc natri bicarbonate để làm giảm axit trong máu hoặc nước tiểu trong một số tình trạng bệnh.

    Hòa tan dạng thuốc bột trong ít nhất 120 ml nước và đo liều cẩn thận bằng thìa đo.

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Cách dùng Natri bicarbonate

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm toan chuyển hóa:

    Bạn dùng 325-2000 mg uống 1-4 lần mỗi ngày. Trong đó, 1 gam thuốc sẽ cung cấp 11,9 mEq (mmol) natri và bicarbonate.

    Liều dùng thông thường cho người lớn để kiềm hóa nước tiểu:

    Bạn dùng 25-2000 mg uống 1-4 lần mỗi ngày. Trong đó, 1 gam thuốc sẽ cung cấp 11,9 mEq (mmol) natri và bicarbonate.

    Liều dùng thông thường cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:

    Bạn dùng 325-2000 mg uống 1-4 lần mỗi ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em để kiềm hóa nước tiểu:

    Trẻ em từ 0 đến 12 tuổi: bạn dùng 1 đến 10 mEq (84 đến 840 mg)/kg/ngày chia thành nhiều liều cho trẻ uống.

    Thuốc natri bicarbonate  có những dạng và hàm lượng sau:

    • Dạng thuốc: viên nang, cốm, bột, dung dịch, viên nén;
    • Hàm lượng: 650 mg; 5%; 7.5%; 8.4%; 4.2%; 4%; 325 mg; 150 mEq/1000 mL-D5%; 150 mEq/1150 mL-D5%.
    Thận trọng khi dùng Natri bicarbonate

    Trước khi dùng natri bicarbonate , bạn nên báo với bác sĩ nếu:

    • Bạn đang dùng một loại thuốc kháng axit, aspirin hoặc thuốc tương tự aspirin, thuốc nhóm benzodiazepine, flecainide (Tambocor®), sắt, ketoconazole (Nizoral®), lithi (Eskalith®, Lithobid®), methenamine (Hiprex®, Urex®), methotrexate, quinidine, kháng sinh chứa sulfa, tetracycline (Sumycin®) hoặc vitamin. Hãy dùng natri bicarbonate cách các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ;
    • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim sung huyết, hoặc bệnh thận, hoặc nếu bạn bị chảy máu dạ dày hoặc ruột gần đây;
    • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng natri bicarbonate, hãy báo với bác sĩ.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Tương tác thuốc của Natri bicarbonate

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

    • Aspirin và các salicylate khác;
    • Các thuốc nhóm barbiturate (ví dụ như phenobarbital);
    • Các thuốc chứa canxi;
    • Các corticosteroid (ví dụ như prednisone);
    • Memantine;
    • Thuốc có vỏ bao đặc biệt bảo vệ không tan trong dạ dày (thuốc bao tan trong ruột);
    • Lithi, quinidine;
    • Thuốc lợi tiểu (thuốc lợi tiểu nhóm thiazide như hydrochlorothiazide).

    Thuốc natri bicarbonate có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Vấn đề về đường thở (ví dụ như phù phổi);
    • Suy tim sung huyết;
    • Bệnh thận nặng;
    • Bệnh gan nặng (ví dụ như cổ trướng, xơ gan);
    • Nồng độ natri cao;
    • Sưng mắt cá chân/cẳng chân/bàn chân do giữ nước (phù ngoại biên).
    Tác dụng phụ của Natri bicarbonate

    Một số tác dụng phụ nào khi dùng thuốc natri bicarbonate là:

    • Buồn nôn, đầy hơi;
    • Sưng phù ở bàn tay/mắt cá chân/bàn chân, tăng cân bất thường.

    Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Natri bicarbonate

    Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.