Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 - Nadyphar - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-1211-02
Dùng Phấn Thoa da ROSA theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần zinc oxide
Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Kẽm oxyd
Dược lực của Zinc oxide
Kẽm oxyd là thuốc bảo vệ da.
Tác dụng của Zinc oxide
Kẽm oxyd có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng. Trong phần lớn các chế phẩm chứa kẽm oxyd còncó những chất khác như titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol..., đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm. Một vài chất này có thể gây dị ứng. Kẽm oxyd cũng còn là chất cơ sở để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, kẽm oxyd tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat, vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.
Chỉ định khi dùng Zinc oxide
Dưới những dạng thuốc mỡ và hồ bôi dược dụng, kẽm oxyd được dùng rộng rãi trong điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như: Vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hoá, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang. Điều trị hỗ trợ chàm (eczema). Vết bỏng nông, không rộng. cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng. Trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vẩy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa.
Cách dùng Zinc oxide
Tổn thương trên da: sau khi khử khuẩn, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên. Chàm, nhất là chàm bị lichen hoá: bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày. Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có kẽm oxyd, bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu và cuối cùng phát hiện bệnh ác tính. Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% kẽm oxyd trong vaselin.
Thận trọng khi dùng Zinc oxide
Trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn vùng được bôi thuốc vì có thể bội nhiễm các vùng bị thuốc che phủ. Một số chế phẩm không thích hợp với các tổn thương có tiết dịch.
Chống chỉ định với Zinc oxide
Quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần của chế phẩm, đặc biệt với pyrazol. Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ của Zinc oxide
Hiếm gặp: các tá dược, bôm (nhựa thơm) Peru, lanolin có thể gây chàm tiếp xúc. Dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm.
Bảo quản Zinc oxide
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm. Bảo quản thuốc mỡ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Dùng Zinc oxide theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Boric acid
Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
Acid boric
Dược lực của Boric acid
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ.
Dược động học của Boric acid
Acid boric được hấp thu qua đường tiêu hoá, qua da bị tổn thương, vết thương và niêm mạc. Thuốc không thấm dễ dàng qua da nguyên vẹn. Khoảng 50% lượng thuốc hấp thu được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 12 giờ, phần còn lại có thể bài tiết trong vòng 5 - 7 ngày.
Tác dụng của Boric acid
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thường đã được thay thế bằng những thuốc khử khuẩn, có hiệu lực va ít độc hơn.
Chỉ định khi dùng Boric acid
Mắt: sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt. Dung dịch acid boric trong nước được dùng để rửa cho sạch, làm dễ chịu và dịu mắt bị kích ứng và cũng dùng để loại bỏ dị vật trong mắt. Tai: phòng viêm tai (ở người đi bơi). Tại chỗ: dùng làm chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó hcịu trong trường hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô, những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác. Thuốc cũng được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm trên bề mặt, tuy nhiên hiệu quả tác dụng chưa được rõ lắm. Có thể dùng để vệ sinh trong sản phụ khoa. Ngày nay ít dùng trong điều trị taị chỗ bệnh da. Acid boric và natri borat dùng làm chất đệm trong các thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da.
Cách dùng Boric acid
Dùng cho mắt: Bôi vào mi mắt dưới 1 - 2 lần/ngày. Có dung dịch acid boric dùng để rửa mắt: Dùng một cốc rửa mắt để đưa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Ðể rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Ngửa đầu về phía sau, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt được ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nước sạch ngay trước và sau khi sử dụng. Nếu dung dịch acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ. Cần nhắc nhở người bệnh để dung dịch acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em. Tai: Nhỏ 2 - 4 giọt vào tai. Dùng ngoài da: Bôi lên da, 3 - 4 lần/ngày. Không nên tự dùng thuốc mỡ acid boric để điều trị bệnh nấm da chân hoặc nấm da lâu quá 4 tuần hoặc ngứa quá 2 tuần.
Thận trọng khi dùng Boric acid
Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lượng lớn thuốc lên các vết thương, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Ðã có trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lượng lớn acid boric (dạng bột, thuốc mỡ, dung dịch). Nguy cơ nhiễm độc toàn thân do bôi tại chỗ tùy thuộc nồng độ, thời gian dùng thuốc và tuổi người bệnh. Thận trọng với trẻ em, vì dễ nhạy cảm hơn người lớn. Không nên dùng mỡ acid boric cho trẻ dưới 2 tuổi. Chế phẩm để dùng ngoài da thì không được bôi lên mắt. Thời kỳ mang thai Tránh dùng cho người mang thai. Chưa có thông tin nào nói về khả năng gây độc cho bào thai và người mang thai. Thời kỳ cho con bú Không có thông tin nào nói về độc tính của thuốc khi dùng trong thời kỳ cho con bú. Không nên bôi thuốc vùng quanh vú khi cho con bú. Không nên bôi thuốc vùng quanh vú khi cho con bú.
Chống chỉ định với Boric acid
Mẫn cảm với acid boric. Không bôi lên chỗ da bị viêm.
Tương tác thuốc của Boric acid
Acid boric là một acid yếu, tương kỵ với các carbonat và hydroxyd kiềm. Ở nồng độ gần bão hoà, dung dịch acid boric với acid salicylic, dung dịch acid boric tạo tủa borosalicylat.
Tác dụng phụ của Boric acid
Tác dụng có hại không đáng kể khi bôi thuốc có nồng độ 5% hoặc ít hơn lên các vùng da nguyên vẹn. Có thể thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến nhiễm độc acid boric cấp hay mạn, như: Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Da: Ban đỏ, ngứa, kích ứng, rụng lông tóc. Thần kinh trung ương: Kích thích sau đó bị ức chế, sốt. Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn: Ngừng bôi thuốc mỡ acid boric lên da khi có kích ứng tại chỗ bôi. Ngừng thuốc khi có các tác dụng không mong muốn.
Quá liều khi dùng Boric acid
Triệu chứng: khởi đầu buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy rồi nổi ban da và tróc vảy sau 1 - 2 ngày. Sau đó là triệu chứng thần kinh trung ương như đau đầu, lú lẫn tiếp theo là co giật. Hoại tử ống thận cấp có thể xảy ra với triệu chứng vô niệu hoặc thiểu niệu, tăng natri máu, tăng clor và kali máu. Cuối cùng là sốt cao, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh và sốc. Điều trị: chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cường. Nếu ngộ độc do uống và nếu người bệnh tỉnh, cần rửa dạ dày ngay bằng nước ấm. Dùng than hoạt và thuốc tẩy xổ cũgn có ích. Rửa sạch thuốc nếu có ở niêm mạc hoặc trên da. Dùng các dung dịch điện giải thích hợp. Có thể điều trị cơn co giật bằng benzodiazepin hoặc một barbiturat tác dụng ngắn. Có thể tăng thải trừ borat bằng thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng và truyền máu thay thế.
Bảo quản Boric acid
Acid boric bền ngoài không khí. Dung dịch acid boric cần để trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ phòng. Để xa tầm với của trẻ em.