Phì nhi cam tích-NB

Thành phần
Hoài sơn, lộc giác sương, ý dĩ, sơn tra, keo dậu, thần khúc, mạch nha
Dạng bào chế
Viên hoàn cứng
Dạng đóng gói
Lọ nhựa 70 viên. Gói 100 viên
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược Ninh Bình - VIỆT NAM
Số đăng ký
V760-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ý dĩ

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Ý dĩ

    Hình ảnh cây ý dĩ

    Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa, ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Hạt ý dĩ là giống cây nhiệt đới, ưa ẩm ướt, mọc hoang hoặc trồng ở bờ nước, bãi, ruộng ven sông. Một số tỉnh ở Việt Nam đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.

    Ý dĩ được thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Rễ cây cắt, đem rửa sạch rồi phơi khô.

    Ý dĩ được dùng để điều trị sốt cao, ung thư, mụn cơm, viêm khớp, béo phì và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ý dĩ cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh toxoplasmosis gây ra bởi ký sinh trùng.

    Ngoài ra, ý dĩ cong được dùng để chữa khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không thông ở phụ nữ, giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh.

    Ý dĩ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Tác dụng dược lý của ý dĩ

    Tác dụng đối với hệ hô hấp: dầu trích từ hạt ý dĩ với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thuốc thấp gây kích thích hô hấp, liều thuốc cao ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm giãn phế quản.

    Tác dụng trên tế bào khối u: có một số báo cáo cho rằng hạt ý dĩ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

    Tác dụng trên cơ vân: từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích từ ý dĩ chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất coixol trong hạt ý dĩ có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.

    Trong ý dĩ có rất nhiều dưỡng chất quý như:

    • 65% chất hydratcacbon, 13,7% chất protit, các axit amin và 5,4% chất béo và nhiều tinh bột.
    • Chất coixin trong hạt ý dĩ là một chất protit rất đặc biệt.
    • Trong rễ ý dĩ cũng có chừng 52% tinh bột, 17,6% chất pro­tein và 7,2% chất béo.

    Ý dĩ có chứa các hóa chất có thể cản trở tế bào ung thư phát triển. Các hóa chất khác cũng có tác dụng oxy hóa và cũng có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ý dĩ đều ở động vật và trong ống nghiệm. Không có đủ thông tin để biết liệu ý dĩ có tác dụng giống nhau ở người hay không.

    Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được thực hiện ở người cho thấy chất xơ chứa trong ý dĩ có thể làm giảm chất béo và cholesterol mà cơ thể hấp thụ.

    Ý dĩ có các dạng bào chế như:

    • Dạng tươi
    • Dạng sao (bạn lấy ý dĩ nhân sạch bỏ vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến sắc hơi vàng, lấy ra để nguội)
    Cách dùng Ý dĩ

    Cách dùng ý dĩ để làm thuốc

    Dùng ý dĩ để trị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng

    Bạn dùng hạt ý dĩ (bo bo) sao vàng 100g, sắc uống ngày một thang.

    Trị cơ thể đau nhức do phong thấp (đau nhiều vào chiều tối)

    Bạn dùng ý dĩ 40g, ma hoàng 120g, hạnh nhân 30 hột, cam thảo 40g sắc với 4 chén nước đến khi còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Bạn cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén, chia làm 3 lần uống.

    Trị đờm, ho bằng ý dĩ

    Bạn dùng 80g cam thảo, 40g cát cánh, 120g ý dĩ nhân tán thành bột. Mỗi lần bạn dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn.

    Điều trị chứng tiểu ra sỏi và bệnh phổi nôn ra máu

    Bạn dùng y dĩ 30-40g sắc với 500ml nước, sắc cạn còn 250ml chia ra uống trong ngày. Bạn uống liên tục khoảng 1 tuần là có hiệu quả.

    Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém

    Bạn dùng các vị thuốc như dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng, tán bột mịn, chia ngày 2 lần, mỗi lần bạn dùng 12-16g, uống với nước ấm.

    Trị răng đau, răng sâu

    Bạn lấy ý dĩ nhân, cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn, nhét vào chỗ răng đau.

    Dùng ý dĩ để bồi bổ

    Bạn dùng ý dĩ nhân 10g, tang bạch bì 5g, mạch môn 4g, thiên môn 4g, bách bộ 4g. Sắc chung với 1 lít nước, sắc cạn đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 3 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn 20 phút.

    Trị nóng nảy, tiểu buốt

    Bạn dùng ý 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm 16g cam thảo hoặc 40g nho khô, nấu sôi, bỏ bã để uống.

    Dùng làm thuốc điều trị phong tê thấp

    Bạn dùng hạt ý dĩ 40g, phổ thục linh khô 20g đem sắc với 800ml nước, sắc cạn còn 400ml nước chia đều để uống trong ngày. Bạn nên uống sau khi ăn 15 phút.

    Điều trị vàng da bằng ý dĩ

    Bạn dùng 40g rễ cây sắc nước uống hàng ngày.

    Dùng ý dĩ cho phụ nữ khí hư quá nhiều

    Bạn dùng 30g rễ cây ý dĩ, 12g hồng táo (táo tàu), sắc với nước, chia thành 2-3 phần uống trong ngày.

    Dùng ý dĩ chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông (loại trừ trường hợp có thai)

    Bạn dùng 30g rễ cây ý dĩ tươi (hoặc 12g khô), sắc nước uống trong ngày, trước mỗi chu kỳ uống 3-5 thang.

    Dùng ý dĩ để giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh

    Bạn lấy 30g hạt ý dĩ sao vàng, 20g lá cây sung tật, móng giò lợn 1 cái, gạo nếp vừa đủ, nấu cháo ăn hàng ngày.

    Dùng ý dĩ cho trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, tiểu đục

    Bạn dùng 12g hạt ý dĩ, 10g hoài sơn đồ sao tán bột, cho trẻ ăn mỗi lần 6-7g hòa với nước cơm, ngày ăn 2-3 lần.

    Cách dùng ý dĩ để làm đẹp

    Làm đẹp với hạt ý dĩ

    Dùng để dưỡng da thay sữa rửa mặt

    Bạn dùng 1kg hạt ý dĩ tán thành dạng bột mịn cất vào lọ kín để dùng dần. Mỗi lần bạn lấy khoảng 50g bột ý dĩ đem ngâm với nước ấm, để qua đêm sao cho bột ý dĩ lên men. Mỗi sáng bạn hãy thoa đều bột này lên mặt rồi rửa bằng nước sạch, dùng liên tục 1 tuần.

    Dùng bột ý dĩ làm mặt nạ dưỡng da và điều trị tàn nhang

    Bạn lấy 1 thìa cà phê bột ý dĩ, 2 thìa cà phê mật ong đem trộn với nhau. Bạn hãy bôi hỗn hợp này lên mặt, cổ, vai, ngực và các vùng da mà bạn có ý định dưỡng trắng da hoặc các vùng da bị tàn nhang.

    Dùng hạt ý dĩ để giảm béo

    Bạn đem sắc hỗn hợp hạt ý dĩ 10g, lá sen khô 10g, táo mèo khô 10g với 1 lít nước uống trong ngày. Bạn nên dùng liên tục khoảng 1 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

    Liều dùng của ý dĩ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ý dĩ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tác dụng phụ của Ý dĩ

    Hiện nay, chưa có thông tin về tác dụng phụ khi dùng ý dĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần sơn tra

    Tác dụng của Sơn trà

    Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc để điều trị:

    • Bệnh tim và mạch máu (như suy tim sung huyết, đau ngực, và nhịp tim không đều
    • Huyết áp thấp
    • Huyết áp cao
    • Xơ vữa động mạch
    • Cholesterol cao
    • Suy tim sung huyết
    • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa (chẳng hạn như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày)
    • Lo lắng
    • Tăng lượng nước tiểu
    • Các vấn đề về kinh nguyệt
    • Sán dây mật và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác
    • Đau, loét (khi dùng trên da).

    Sơn trà có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Sơn trà:

    • Cải thiện lượng máu bơm ra khỏi tim trong những cơn co thắt.
    • Mở rộng các mạch máu và tăng cường truyền tín hiệu thần kinh.
    • Hạ huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu xa tim.

    Giảm cholesterol, lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trong máu) bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, nằm gần tim) hoặc bằng cách tăng bài tiết mật, giảm sự hình thành cholesterol và tăng cường thụ thể cho ldls. Sơn trà có hoạt động chống oxy hoá.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Sơn trà

    Liều dùng của sơn trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. sơn trà có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Sơn trà có các dạng bào chế:

    • Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà
    • Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà
    Tác dụng phụ của Sơn trà

    Dùng sơn trà có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

    • Buồn nôn
    • Đau dạ dày
    • Mệt mỏi
    • Ra mồ hôi
    • Đau đầu
    • Chóng mặt
    • Khó thở
    • Mất ngủ
    • Kích động
    • Các vấn đề khác

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.