Phong ngứa hoàn

Thành phần
Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Sài đất, Kinh giới, Thổ phục linh
Dạng bào chế
Hoàn mềm
Dạng đóng gói
Hộp 10 hoàn mềm 7g
Sản xuất
Cơ sở Phước Dân - VIỆT NAM
Số đăng ký
V431-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kim ngân hoa

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kim ngân hoa
    Tác dụng của Kim ngân hoa
    Cách bào chế Vị thuốc Kim ngân hoa:
    + Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.
    + Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
    + Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
    Tác dụng dược lý:
    – Kháng khuẩn: ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà…
    – Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
    – Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
    – Làm hạ cholesterol trong máu.
    – Tăng bài tiết dịch vị và mật.
    – Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
    Chỉ định khi dùng Kim ngân hoa
    Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
    Cách dùng Kim ngân hoa
    Bài thuốc:
    1. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.2. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bồ công anh

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bồ công anh

    Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).

    Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.

    Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.

    Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.

    Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

    Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:

    Bảng giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách dùng Bồ công anh

    Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.

    Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên nén
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Dùng cả cây tươi như một loại rau
    • Nước ép cây tươi
    • Chiết xuất chất rắn
    • Trà bồ công anh
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bồ công anh

    Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
    • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

    Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thổ phục linh

    Tác dụng của Thổ phục linh

    Thổ phục linh được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, bệnh phong, bệnh vẩy nến và các bệnh khác.

    Thổ phục linh có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

    Các chất trong thổ phục linh có thể giúp làm giảm đau khớp và ngứa, giảm vi khuẩn. Các chất khác có thể chống lại đau đớn và sưng (viêm), bảo vệ gan chống lại độc tố. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Thổ phục linh

    Liều dùng của thổ phục linh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Thổ phục linh thường được bào chế ở dạng rễ củ được sấy khô và ngâm rượu.

    Tác dụng phụ của Thổ phục linh

    Thổ phục linh an toàn khi dùng với lượng trong dược phẩm, gây tác dụng phụ kích thích dạ dày khi sử dụng lượng lớn.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.