Pressnadi

Thành phần
Hà thủ ô đỏ, Câu đằng, Câu kỷ tử, Sinh địa, Hoa hoè
Dạng bào chế
Viên bao đường
Dạng đóng gói
Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 5 vỉ x 20 viên bao đường
Hàm lượng
100ml, 125ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược Nam Định - VIỆT NAM
Số đăng ký
V169-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Hà thủ ô đỏ

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Hà thủ ô đỏ

    Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.

    Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.

    Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

    Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc vì làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.

    Hà thủ đô đỏ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

    Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu

    Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.

    – Hà thủ ô đỏ:Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

    – Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

    – Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.

    Cách dùng Hà thủ ô đỏ

    Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.

    Liều dùng của hà thủ đô đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác.

    Tác dụng phụ của Hà thủ ô đỏ

    Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Câu đằng

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Câu đằng
    Chỉ định khi dùng Câu đằng
    Câu đằng là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Ngoài ra cây câu đằng còn có một số tác dụng sau:+ Tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh+ Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già+ Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson+ Điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu+ Điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả+ Trẻ con kinh giản
    Cách dùng Câu đằng

    Bài thuốc có Câu đằng:+ Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.+ Chữa sốt cao, chân tay co giật, nghiến răng: Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày.+ Chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: Câu đằng 15g, bạch thược 12g, địa long 12g, trân châu 9g, đại hoàng 9g, trúc lịch 25ml. Sắc uống.
    Thận trọng khi dùng Câu đằng
    Khi sắc thuốc: Không sắc lâu, sau khi sôi không nên sắc lâu quá 15 phút, vì sẽ làm giảm tính chất dược của vị thuốc

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Câu kỷ tử

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Câu kỷ tử
    Chỉ định khi dùng Câu kỷ tử
    Chủ trị:+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường.+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu .
    Cách dùng Câu kỷ tử
    Đơn thuốc+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mụn thịt: Câu kỷ tử giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hữu hiệu+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ tử 10kg, Sinh địa 3kg, đem tán thành bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày 3 lần, uống lâu da sẽ mịn, đẹp.+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 900g bọc vải lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau có thể uống được.+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa 12g, Thục địa 16g, Sơn dược 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả 6g. Tán bột trộn thành viên. Mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần, với nước muối nhạt+ Trị suy nhược vào mùa hè, khó chịu với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà.+ Trị viêm gan mãn tính, xơ gan do âm hư: Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương quy mỗi thứ 12g, Sinh địa 24-40g, Kỷ tử 12-24g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.+ Trị hoa mắt, thị lực giảm, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể: Nhục thung dung 12g, Kỷ tử 20g, Cúc hoa ,Ba kích thiên 8g, sắc lấy nước uống+ Trị nam giới sinh dục suy yếu, vô sinh : Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, sau khi tinh dịch xuất hiện lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng sinh hoạt tình dục.+ Trị thận hư, đau lưng, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán thành bột, luyện mật làm viên, ngày uống 2 lần với nước nóng mỗi lần 12g.+ Trị Can hư sinh bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày dùng được, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần
    Chống chỉ định với Câu kỷ tử
    Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sinh địa

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Sinh địa
    Tác dụng của Sinh địa
    Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
    Chỉ định khi dùng Sinh địa
    Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
    Cách dùng Sinh địa
    Liều dùng: 9-30g.
    Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
    Chống chỉ định với Sinh địa
    - Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
    - Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng
    - Phụ nữ có thai không dùng.
    Bảo quản Sinh địa
    Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.