Rượu Nhân sâm đại bổ

Thành phần
Nhân sâm, Ðảng sâm, Ðương quy, Sơn tra
Dạng bào chế
Dung dịch
Dạng đóng gói
Hộp 1chai x 600ml
Hàm lượng
600ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-3528-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhân sâm

    Thành phần
    Cao nhân sâm

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ðương quy

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đương quy

    Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

    Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

    Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

    Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

    Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

    Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

    • Tác dụng an thần
    • Chữa chứng xuất tinh sớm.

    Đương quy

    Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

    • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
    • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
    • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

    Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

    Cách dùng Đương quy

    Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

    Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc nhỏ
    • Chiết xuất
    • Rượu thuốc
    • Dùng cây thuốc tươi
    • Viên nang
    • Dầu xoa bóp.
    Tác dụng phụ của Đương quy

    Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

    • Huyết áp thấp
    • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
    • Kích ứng da, rối loạn cương dương
    • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

    Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sơn tra

    Tác dụng của Sơn trà

    Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc để điều trị:

    • Bệnh tim và mạch máu (như suy tim sung huyết, đau ngực, và nhịp tim không đều
    • Huyết áp thấp
    • Huyết áp cao
    • Xơ vữa động mạch
    • Cholesterol cao
    • Suy tim sung huyết
    • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa (chẳng hạn như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày)
    • Lo lắng
    • Tăng lượng nước tiểu
    • Các vấn đề về kinh nguyệt
    • Sán dây mật và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác
    • Đau, loét (khi dùng trên da).

    Sơn trà có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Sơn trà:

    • Cải thiện lượng máu bơm ra khỏi tim trong những cơn co thắt.
    • Mở rộng các mạch máu và tăng cường truyền tín hiệu thần kinh.
    • Hạ huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu xa tim.

    Giảm cholesterol, lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trong máu) bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, nằm gần tim) hoặc bằng cách tăng bài tiết mật, giảm sự hình thành cholesterol và tăng cường thụ thể cho ldls. Sơn trà có hoạt động chống oxy hoá.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Sơn trà

    Liều dùng của sơn trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. sơn trà có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Sơn trà có các dạng bào chế:

    • Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà
    • Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà
    Tác dụng phụ của Sơn trà

    Dùng sơn trà có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

    • Buồn nôn
    • Đau dạ dày
    • Mệt mỏi
    • Ra mồ hôi
    • Đau đầu
    • Chóng mặt
    • Khó thở
    • Mất ngủ
    • Kích động
    • Các vấn đề khác

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.