Sinushi

Thành phần
Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Bạch chỉ, Hoàng kỳ, Bạch truật, Bạc hà, Phòng phong, Kim ngân hoa
Dạng bào chế
Viên bao đường
Dạng đóng gói
Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 5 vỉ x 10 viên nang
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược Nam Định - VIỆT NAM
Số đăng ký
V74-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Hoàng kỳ

    Thành phần
    Hoàng kỳ, mật ong

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch truật

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bạch truật

    Bạch truật có nguồn gốc ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương. Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam.

    Bạch truật là một loại thảo dược, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Bạch truật cao khoảng 0,3-0,8m.

    Khi sử dụng bạch truật để làm thuốc, bạn chọn thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

    Bạch truật là một loại thảo dược có thân rễ được sử dụng làm thuốc, có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai.

    Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.

    Trong rễ củ bạch truật có chứa 1,4% tinh dầu gồm atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Trong dược liệu bạch truật có chứa hunulene, selian, atractylone, axit palmitic, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có một số nghiên cứu cho thấy các chất trong bạch truật có thể cải thiện chức năng đường tiêu hóa và giảm đau, sưng (viêm).

    Cách dùng Bạch truật

    Liều thông thường bạn dùng từ 6–12g/ngày dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.

    Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bạch truật với các thảo dược khác để chữa một số bệnh như:

    Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính: bạn dùng 6g bạch truật với 5g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 4,5g hậu phác, 15g cam thảo và 3g gừng. Bạn sắc hỗn hợp này với 600ml nước đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 2 lần uống trong ngày.

    Sử dụng bạch truật để giúp khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa: bạn dùng 12g bạch truật với 6g chỉ thực. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần bạn uống 8 viên, uống tuần 2-3 lần/tuần, chiêu nước với cơm.

    Dùng cây bạch truật điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: bạn hãy dùng một lượng khoảng 6kg bạch truật rồi thái thành lát mỏng, bỏ vào nồi, đổ ngập nước sau đó nấu lên. Bạn lấy khoảng một nửa chén nước đặc, còn phần bã tiếp tục nấu thành dạng cao. Bạn trộn đều hỗn hợp gồm nửa chén nước với bã đã nấu nhuyễn cùng với mật ong để ăn hàng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.

    Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy: bạn dùng bạch truật tán nhỏ, uống một lượng vừa đủ với 1 thìa nhỏ rượu, ngày dùng 2 lần.

    Trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: bạn dùng bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (khoảng 4g), uống với nước.

    Trị cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió: bạn dùng bạch truật 160g với rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi.

    Dùng bạch truật để giúp an thai:

    Bài thuốc 1. Thái sơn bàn thạch thang: bạn dùng nhân sâm, nhu mễ, tục đoạn, hoàng cầm mỗi vị 5g, đương quy 8g, xuyên khung, chích thảo, sa nhân mỗi vị 4g, thục địa 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, thược dược 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

    Bài thuốc 2. Đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Bạn sấy khô các vị thuốc này và tán thành bột. Ngày uống 8-12g, uống với rượu loãng. Trị phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

    Tuy nhiên, người mắc chứng âm hư hỏa vượng không được dùng bài thuốc này.

    Chữa đau răng lâu ngày: bạn lấy bạch truật sắc nước để ngậm, dùng đến khi hết đau.

    Trị mồ hôi do khí hư: bạn sắc để uống hoặc tán bột hỗn hợp bạch truật 12g, hẫu lệ 24g, phòng phong 12g.

    Trị bệnh về gan: bạn dùng bạch truật với lượng như sau:

    • Trị xơ gan cổ trướng: bạn dùng 30-60g.
    • Trị viên gan mạn tính: bạn dùng 15-30g.
    • Trị ung thư gan: bạn dùng 60-100g.

    Dùng bạch truật trị nám da: bạn dùng 100g bạch truật sơ chế sạch cho vào hũ thủy tinh, ngâm với 250ml giấm táo mèo trong 2 tuần. Sau đó, bạn dùng tăm bông chấm dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3–4 lần liên tiếp. Bạn nên dùng vào buổi tối trong 1 tháng.

    Dùng bạch truật để làm trắng da: bạn dùng 1kg nghệ đen rửa sạch xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu và 500g bạch truật rửa sạch. Bạn cho cả 2 vào hũ thủy tinh cùng với 2 lít rượu gạo (30 độ) vào rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, bạn rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2–3 lần vào buổi tối. Sau 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả.

    Liều dùng của bạch truật có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Muốn có tác dụng táo thấp thì bạn nên dùng ở dạng sống, bổ tỳ thì tẩm hoàng thổ sao, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ tỳ nhuận phế thì tẩm mật sao.

    Bạch truật phơi khô

    Thảo dược bạch truật dùng làm thuốc có các dạng bào chế như:

    • Dạng tươi
    • Dạng thuốc sắc
    • Dạng bột
    • Dạng cao
    Tác dụng phụ của Bạch truật

    Phản ứng phụ thường gặp khi dùng bạch truật là:

    • Buồn nôn
    • Khô miệng
    • Mùi vị khó chịu trong miệng.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạc hà

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Tinh dầu bạc hà, Methol
    Tác dụng của Bạc hà
    Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
    Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
    Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
    Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
    Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
    Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
    Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
    Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
    Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ;
    Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
    Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
    Chỉ định khi dùng Bạc hà
    Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.vSử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khácSử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hươngNguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
    Thận trọng khi dùng Bạc hà
    Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
    Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
    Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
    Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
    Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
    Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phòng phong

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Phòng phong
    Tác dụng của Phòng phong
    Phát biểu, trừ phong thấp hay được dùng để trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
    Chỉ định khi dùng Phòng phong
    - Trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng  Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt. - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng  Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều. - Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng  Phòng phong với Khương hoạt và Đương quy. - Mề đay và ngứa da: Dùng  Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
    Cách dùng Phòng phong
    Cách dùng và liều dùng: Sắc uống 4,5 ~ 9g.
    Chống chỉ định với Phòng phong
    Âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kim ngân hoa

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kim ngân hoa
    Tác dụng của Kim ngân hoa
    Cách bào chế Vị thuốc Kim ngân hoa:
    + Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.
    + Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
    + Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
    Tác dụng dược lý:
    – Kháng khuẩn: ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà…
    – Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
    – Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
    – Làm hạ cholesterol trong máu.
    – Tăng bài tiết dịch vị và mật.
    – Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
    Chỉ định khi dùng Kim ngân hoa
    Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
    Cách dùng Kim ngân hoa
    Bài thuốc:
    1. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.2. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.