Sirô bổ tỳ

Thành phần
Ðẳng sâm, Bạch truật, ý dĩ, liên nhục, hoại sơn, Cát cánh, sa nhân, Bạch linh
Dạng bào chế
Si rô
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 125ml sirô
Hàm lượng
125ml
Sản xuất
Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-0512-03

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch truật

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bạch truật

    Bạch truật có nguồn gốc ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đông dương. Bạch truật hiện đã di thực truyền vào Việt Nam.

    Bạch truật là một loại thảo dược, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Bạch truật cao khoảng 0,3-0,8m.

    Khi sử dụng bạch truật để làm thuốc, bạn chọn thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.

    Bạch truật là một loại thảo dược có thân rễ được sử dụng làm thuốc, có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai.

    Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.

    Trong rễ củ bạch truật có chứa 1,4% tinh dầu gồm atractylon, atractylola, atractylenolid I, II, III, eudesmol và vitamin A. Trong dược liệu bạch truật có chứa hunulene, selian, atractylone, axit palmitic, hinesol, b-Selinene, 10E-Atractylentriol.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có một số nghiên cứu cho thấy các chất trong bạch truật có thể cải thiện chức năng đường tiêu hóa và giảm đau, sưng (viêm).

    Cách dùng Bạch truật

    Liều thông thường bạn dùng từ 6–12g/ngày dạng thuốc sắc, bột hoặc cao.

    Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bạch truật với các thảo dược khác để chữa một số bệnh như:

    Chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính: bạn dùng 6g bạch truật với 5g toan táo nhân, 4,5g trần bì, 4,5g hậu phác, 15g cam thảo và 3g gừng. Bạn sắc hỗn hợp này với 600ml nước đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 2 lần uống trong ngày.

    Sử dụng bạch truật để giúp khỏe dạ dày, dễ tiêu hóa: bạn dùng 12g bạch truật với 6g chỉ thực. Sắc uống hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần bạn uống 8 viên, uống tuần 2-3 lần/tuần, chiêu nước với cơm.

    Dùng cây bạch truật điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không khỏi: bạn hãy dùng một lượng khoảng 6kg bạch truật rồi thái thành lát mỏng, bỏ vào nồi, đổ ngập nước sau đó nấu lên. Bạn lấy khoảng một nửa chén nước đặc, còn phần bã tiếp tục nấu thành dạng cao. Bạn trộn đều hỗn hợp gồm nửa chén nước với bã đã nấu nhuyễn cùng với mật ong để ăn hàng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh.

    Trị phong thấp, sởi, ngứa ngáy: bạn dùng bạch truật tán nhỏ, uống một lượng vừa đủ với 1 thìa nhỏ rượu, ngày dùng 2 lần.

    Trị bứt rứt, bồn chồn ở ngực: bạn dùng bạch truật tán bột, mỗi lần dùng một thìa cà phê (khoảng 4g), uống với nước.

    Trị cứng miệng, bất tỉnh do trúng gió: bạn dùng bạch truật 160g với rượu 3 thăng, sắc còn một thăng, uống hết để ra mồ hôi.

    Dùng bạch truật để giúp an thai:

    Bài thuốc 1. Thái sơn bàn thạch thang: bạn dùng nhân sâm, nhu mễ, tục đoạn, hoàng cầm mỗi vị 5g, đương quy 8g, xuyên khung, chích thảo, sa nhân mỗi vị 4g, thục địa 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 10g, thược dược 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

    Bài thuốc 2. Đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 64g. Bạn sấy khô các vị thuốc này và tán thành bột. Ngày uống 8-12g, uống với rượu loãng. Trị phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

    Tuy nhiên, người mắc chứng âm hư hỏa vượng không được dùng bài thuốc này.

    Chữa đau răng lâu ngày: bạn lấy bạch truật sắc nước để ngậm, dùng đến khi hết đau.

    Trị mồ hôi do khí hư: bạn sắc để uống hoặc tán bột hỗn hợp bạch truật 12g, hẫu lệ 24g, phòng phong 12g.

    Trị bệnh về gan: bạn dùng bạch truật với lượng như sau:

    • Trị xơ gan cổ trướng: bạn dùng 30-60g.
    • Trị viên gan mạn tính: bạn dùng 15-30g.
    • Trị ung thư gan: bạn dùng 60-100g.

    Dùng bạch truật trị nám da: bạn dùng 100g bạch truật sơ chế sạch cho vào hũ thủy tinh, ngâm với 250ml giấm táo mèo trong 2 tuần. Sau đó, bạn dùng tăm bông chấm dung dịch này lên các vết thâm nám, tàn nhang 3–4 lần liên tiếp. Bạn nên dùng vào buổi tối trong 1 tháng.

    Dùng bạch truật để làm trắng da: bạn dùng 1kg nghệ đen rửa sạch xay nhuyễn cùng với 1 chút rượu và 500g bạch truật rửa sạch. Bạn cho cả 2 vào hũ thủy tinh cùng với 2 lít rượu gạo (30 độ) vào rồi khuấy đều. Sau 100 ngày, bạn rót rượu ra chén, dùng bông gòn thấm và thoa lên mặt 2–3 lần vào buổi tối. Sau 1 tháng bạn sẽ thấy kết quả.

    Liều dùng của bạch truật có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Muốn có tác dụng táo thấp thì bạn nên dùng ở dạng sống, bổ tỳ thì tẩm hoàng thổ sao, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ tỳ nhuận phế thì tẩm mật sao.

    Bạch truật phơi khô

    Thảo dược bạch truật dùng làm thuốc có các dạng bào chế như:

    • Dạng tươi
    • Dạng thuốc sắc
    • Dạng bột
    • Dạng cao
    Tác dụng phụ của Bạch truật

    Phản ứng phụ thường gặp khi dùng bạch truật là:

    • Buồn nôn
    • Khô miệng
    • Mùi vị khó chịu trong miệng.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ý dĩ

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Ý dĩ

    Hình ảnh cây ý dĩ

    Ý dĩ là cây thảo sống hằng năm hay lâu năm. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa, ở gốc thân có nhiều rễ phụ. Hạt ý dĩ là giống cây nhiệt đới, ưa ẩm ướt, mọc hoang hoặc trồng ở bờ nước, bãi, ruộng ven sông. Một số tỉnh ở Việt Nam đã trồng như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.

    Ý dĩ được thu hoạch cây khi quả chín già, cắt cả cây về phơi, đập lấy quả, sấy khô, rồi xay, thu lấy nhân trắng, phơi hay sấy khô. Rễ cây cắt, đem rửa sạch rồi phơi khô.

    Ý dĩ được dùng để điều trị sốt cao, ung thư, mụn cơm, viêm khớp, béo phì và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ý dĩ cũng được sử dụng để điều trị căn bệnh toxoplasmosis gây ra bởi ký sinh trùng.

    Ngoài ra, ý dĩ cong được dùng để chữa khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không thông ở phụ nữ, giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh.

    Ý dĩ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Tác dụng dược lý của ý dĩ

    Tác dụng đối với hệ hô hấp: dầu trích từ hạt ý dĩ với liều tương ứng có tác dụng lên hệ hô hấp. Liều thuốc thấp gây kích thích hô hấp, liều thuốc cao ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm giãn phế quản.

    Tác dụng trên tế bào khối u: có một số báo cáo cho rằng hạt ý dĩ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

    Tác dụng trên cơ vân: từ những năm 1920, thực nghiệm cho thấy dầu trích từ ý dĩ chích cho ếch thấy có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này liên hệ với cơ trơn nhưng không ảnh hưởng đến thần kinh. Chất coixol trong hạt ý dĩ có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.

    Trong ý dĩ có rất nhiều dưỡng chất quý như:

    • 65% chất hydratcacbon, 13,7% chất protit, các axit amin và 5,4% chất béo và nhiều tinh bột.
    • Chất coixin trong hạt ý dĩ là một chất protit rất đặc biệt.
    • Trong rễ ý dĩ cũng có chừng 52% tinh bột, 17,6% chất pro­tein và 7,2% chất béo.

    Ý dĩ có chứa các hóa chất có thể cản trở tế bào ung thư phát triển. Các hóa chất khác cũng có tác dụng oxy hóa và cũng có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ý dĩ đều ở động vật và trong ống nghiệm. Không có đủ thông tin để biết liệu ý dĩ có tác dụng giống nhau ở người hay không.

    Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được thực hiện ở người cho thấy chất xơ chứa trong ý dĩ có thể làm giảm chất béo và cholesterol mà cơ thể hấp thụ.

    Ý dĩ có các dạng bào chế như:

    • Dạng tươi
    • Dạng sao (bạn lấy ý dĩ nhân sạch bỏ vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến sắc hơi vàng, lấy ra để nguội)
    Cách dùng Ý dĩ

    Cách dùng ý dĩ để làm thuốc

    Dùng ý dĩ để trị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng

    Bạn dùng hạt ý dĩ (bo bo) sao vàng 100g, sắc uống ngày một thang.

    Trị cơ thể đau nhức do phong thấp (đau nhiều vào chiều tối)

    Bạn dùng ý dĩ 40g, ma hoàng 120g, hạnh nhân 30 hột, cam thảo 40g sắc với 4 chén nước đến khi còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Bạn cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén, chia làm 3 lần uống.

    Trị đờm, ho bằng ý dĩ

    Bạn dùng 80g cam thảo, 40g cát cánh, 120g ý dĩ nhân tán thành bột. Mỗi lần bạn dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn.

    Điều trị chứng tiểu ra sỏi và bệnh phổi nôn ra máu

    Bạn dùng y dĩ 30-40g sắc với 500ml nước, sắc cạn còn 250ml chia ra uống trong ngày. Bạn uống liên tục khoảng 1 tuần là có hiệu quả.

    Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém

    Bạn dùng các vị thuốc như dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng, tán bột mịn, chia ngày 2 lần, mỗi lần bạn dùng 12-16g, uống với nước ấm.

    Trị răng đau, răng sâu

    Bạn lấy ý dĩ nhân, cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn, nhét vào chỗ răng đau.

    Dùng ý dĩ để bồi bổ

    Bạn dùng ý dĩ nhân 10g, tang bạch bì 5g, mạch môn 4g, thiên môn 4g, bách bộ 4g. Sắc chung với 1 lít nước, sắc cạn đến khi còn 300ml. Bạn chia làm 3 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn 20 phút.

    Trị nóng nảy, tiểu buốt

    Bạn dùng ý 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm 16g cam thảo hoặc 40g nho khô, nấu sôi, bỏ bã để uống.

    Dùng làm thuốc điều trị phong tê thấp

    Bạn dùng hạt ý dĩ 40g, phổ thục linh khô 20g đem sắc với 800ml nước, sắc cạn còn 400ml nước chia đều để uống trong ngày. Bạn nên uống sau khi ăn 15 phút.

    Điều trị vàng da bằng ý dĩ

    Bạn dùng 40g rễ cây sắc nước uống hàng ngày.

    Dùng ý dĩ cho phụ nữ khí hư quá nhiều

    Bạn dùng 30g rễ cây ý dĩ, 12g hồng táo (táo tàu), sắc với nước, chia thành 2-3 phần uống trong ngày.

    Dùng ý dĩ chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông (loại trừ trường hợp có thai)

    Bạn dùng 30g rễ cây ý dĩ tươi (hoặc 12g khô), sắc nước uống trong ngày, trước mỗi chu kỳ uống 3-5 thang.

    Dùng ý dĩ để giúp tăng tiết sữa, làm tốt sữa cho phụ nữ sau sinh

    Bạn lấy 30g hạt ý dĩ sao vàng, 20g lá cây sung tật, móng giò lợn 1 cái, gạo nếp vừa đủ, nấu cháo ăn hàng ngày.

    Dùng ý dĩ cho trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, tiểu đục

    Bạn dùng 12g hạt ý dĩ, 10g hoài sơn đồ sao tán bột, cho trẻ ăn mỗi lần 6-7g hòa với nước cơm, ngày ăn 2-3 lần.

    Cách dùng ý dĩ để làm đẹp

    Làm đẹp với hạt ý dĩ

    Dùng để dưỡng da thay sữa rửa mặt

    Bạn dùng 1kg hạt ý dĩ tán thành dạng bột mịn cất vào lọ kín để dùng dần. Mỗi lần bạn lấy khoảng 50g bột ý dĩ đem ngâm với nước ấm, để qua đêm sao cho bột ý dĩ lên men. Mỗi sáng bạn hãy thoa đều bột này lên mặt rồi rửa bằng nước sạch, dùng liên tục 1 tuần.

    Dùng bột ý dĩ làm mặt nạ dưỡng da và điều trị tàn nhang

    Bạn lấy 1 thìa cà phê bột ý dĩ, 2 thìa cà phê mật ong đem trộn với nhau. Bạn hãy bôi hỗn hợp này lên mặt, cổ, vai, ngực và các vùng da mà bạn có ý định dưỡng trắng da hoặc các vùng da bị tàn nhang.

    Dùng hạt ý dĩ để giảm béo

    Bạn đem sắc hỗn hợp hạt ý dĩ 10g, lá sen khô 10g, táo mèo khô 10g với 1 lít nước uống trong ngày. Bạn nên dùng liên tục khoảng 1 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

    Liều dùng của ý dĩ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ý dĩ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tác dụng phụ của Ý dĩ

    Hiện nay, chưa có thông tin về tác dụng phụ khi dùng ý dĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần liên nhục

    Nhóm thuốc
    Thuốc gây tê, mê
    Thành phần
    Liên nhục
    Tác dụng của Liên nhục
    Dưỡng tỳ, thu liễm, cố sáp, chỉ tả, sinh tân, dưỡng tâm, an thần.
    Chỉ định khi dùng Liên nhục
    - Dưỡng tỳ, trị biếng ăn, tiêu hóa kém, tiêu chảy mãn tính do tỳ khí suy yếu không chuyển hóa được thấp ở đại trường. Dùng với Nhân sâm, Bạch truật, Hoài sơn.- Dưỡng thận, trị xuất tinh sớm, di tinh, dưỡng tân dịch. Dùng với Sa uyển tử, Thỏ ty tử, Liên tu và Lộc nhung.- Dưỡng tâm an thần, trị hay bị hồi hộp, bứt rứt, mất ngủ, khó ngủ, hay mộng mị. Dùng với Mạch môn đông, Bá tử nhân, Phục thần, Trân châu mẫu, Toan táo nhân.
    Cách dùng Liên nhục
    Cách bào chế:- Theo Trung.y: Bỏ vỏ đen ở ngoài, ngâm vào nước, bóc bỏ màng đỏ và tím xanh ở trong, đồ chín, phơi khô hoặc sấy cho thật khô dùng (Bản Thảo Cương Mục).- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ vỏ đỏ ở ngoài và tím xanh ở trong, sao vàng dùng. Mất ngủ, nấu ăn để bồi dưỡng thì dùng sống.Liều dùng: 6 – 15g.
    Thận trọng khi dùng Liên nhục
    Hay bị táo bón, táo bón kinh niên không dùng.
    Bảo quản Liên nhục
    Để nơi khô ráo, thường phơi để chống mốc và mọt.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch linh

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Mỗi 1 kg chứa: Bạch linh (Phục linh, bạch phục linh) 1 kg