Soreless

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Atropine sulfate, Hyoscyamine sulfate, Scopolamine, Phenobarbital
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Chai 100 viên; 500 viên
Sản xuất
Ying Yuan Chemical Pharmaceuticals Co., Ltd - ĐÀI LOAN (TQ)
Đăng ký
Ying Yuan Chemical Pharmaceuticals Co., Ltd - ĐÀI LOAN (TQ)
Số đăng ký
VN-7036-02

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Atropine sulfate

    Nhóm thuốc
    Thuốc cấp cứu và giải độc
    Thành phần
    Atropin sulfat
    Dược lực của Atropine sulfate
    Atropin là thuốc kháng acetyl cholin (ức chế đối giao cảm).
    Dược động học của Atropine sulfate
    Atropin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, qua các niêm mạc, ở mắt và một ít qua da lành lặn. Khả dụng sinh học của thuốc theo đường uống khoảng 50%. Thuốc đi khỏi máu nhanh và phân bố khắp cơ thể. Thuốc qua hàng rào máu – não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Nửa đời của thuốc vào khoảng 2 – 5 giờ, dài hơn ở trẻ nhỏ, trẻ em và người cao tuổi. Một phần atropin chuyển hóa ở gan, thuốc đào thải qua thận nguyên dạng 50% và cả ở dạng chuyển hóa.
    Tác dụng của Atropine sulfate
    Atropin là alcaloid kháng muscarin, một hợp chất amin bậc ba, có cả tác dụng lên TKTW và ngoại biên. Thuốc ức chế cạnh tranh với acetylcholin ở các thụ thể muscarin của các cơ quan chịu sự chi phối của hệ phó giao cảm (sợi hậu hạch cholinergic) và ức chế tác dụng của acetylcholin ở cơ trơn. Atropin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối giao cảm . Với liều điều điều trị, atropin có tác dụng yếu lên thụ thể nicotin.
    Chỉ định khi dùng Atropine sulfate
    Atropin và các thuốc kháng muscarin được dùng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh trung ương đối giao cảm trong nhiều trường hợp:
    Rối loạn bộ máy tiêu hóa.
    Loét dạ dày – hành tá tràng: Ức chế khả năng tiết acid dịch vị.
    Hội chứng kích thích ruột: Giảm tình trạng co thắt đại tràng, giảm tiết dịch.
    Điều trị triệu chứng ỉa chảy cấp hoặc mãn tính do tăng nhu động ruột và các rối loạn khác có co thắt cơ trơn: Cơn đau co thắt đường mật, đường tiết niệu (cơn đau quặn thận).
    Triệu chứng ngoại tháp: xuất hiện do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị tâm thần.
    Bệnh parkinson ở giai đoạn đầu khi còn nhẹ, chưa cần thiết phải bắt đầu điều trị bằng thuốc loại dopamin.
    Dùng trước khi phẫu thuật nhằm tránh bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch ở đường hô hấp và để ngừa các tác dụng của đối giao cảm (loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chậm nhịp tim) xảy ra trong khi phẫu thuật.
    Điều trị nhịp tim chậm do ngộ độc digitalis: điều trị thăm dò bằng atropin.
    Điều trị cơn co thắt phế quản.
    Chỉ định khác: phòng sau tàu – xe, đái không tự chủ, giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt.
    Cách dùng Atropine sulfate
    Dùng tại chỗ (nhỏ mắt):
    Trẻ em trên 6 tuổi: 1 giọt, 1 – 2 lần mỗi ngày.
    Người lớn: 1 giọt, 1 – 5 lần/ngày (1 giọt chứa khoảng 0,3mg atropin sulfat).
    Điều trị toàn thân:
    Điều trị chống co thắt và tăng tiết đường tiêu hóa: liều tối ưu cho từng người được dựa vào khô mồm vừa phải làm dấu hiệu của liều hiệu quả.
    Điều trị nhịp tim chậm: 0,5 – 1mg tiêm tĩnh mạch, lặp lại cách nhau 3 – 5 phút/lần cho tới tổng liều 0,04 mg/kg cân nặng. Nếu không tiêm được tĩnh mạch, có thể cho qua ống nội khí quản.
    Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ: người lớn: liều đầu tiên 1 – 2mg hoặc hơn, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cách nhau 10 – 30 phút/lần cho tới khi hết tác dụng muscarin hoặc có dấu hiệu nhiễm độc atropin. Trong nhiễm độc phospho vừa đến nặng, thường duy trì atropin ít nhất 2 ngày và tiếp tục chừng nào còn triệu chứng. Khi dùng lâu, phải dùng loại không chứa chất bảo quản.
    Tiền mê:
    Người lớn: 0,30 đến 0,60mg:
    Trẻ em: 3 – 10kg: 0,10 – 0,15mg; 10 – 12kg: 0,15mg; 12 – 15kg: 0,20mg; 15 – 17kg: 0,25mg; 17 – 20kg: 0,30mg; 20 – 30kg: 0,35mg; 30 – 50kg: 0,40 – 0,50mg.
    Tiêm thuốc vào dưới da 1 giờ trước khi gây mê. Nếu không có đủ thời gian thì có thể tiêm vào tĩnh mạch một liều bằng ¾ liều tiêm dưới da 10 – 15 phút trước khi gây mê.
    Thận trọng khi dùng Atropine sulfate
    Trẻ em và người cao tuổi (dễ bị tác dụng phụ của thuốc).
    Người bị tiêu chảy.
    Người bị sốt.
    Người bị ngộ độc giáp, suy tim, mổ tim.
    Người đang bị nhồi máu cơ tim cấp, có huyết áp cao.
    Người suy gan, suy thận.
    Dùng atropin nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em, có thể gây ra ngộ độc toàn thân.
    Dùng atropin nhỏ mắt kéo dài có thể gây kích ứng tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc.
    Thời kỳ mang thai:
    Atropin đi qua nhau thai nhưng chưa xác định được nguy cơ độc đối với phôi và thai nhi. Cần thận trọng các tháng cuối của thai kỳ vì có thể có tác dụng không mong muốn đối với thai nhi.
    Thời kỳ cho con bú:
    Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thuốc kháng acetylcholin, cần tránh dùng kéo dài trong thời kỳ cho con bú vì trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thuốc kháng acetyl cholin.
    Chống chỉ định với Atropine sulfate
    Phì đại tuyến tiền liệt (gây bí đái), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm).
    Trẻ em: khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.
    Tương tác thuốc của Atropine sulfate
    Atropin và rượu: nếu uống rượu đồng thời với dùng atropin, thì khả năng tập trung chú ý bị giảm nhiều, khiến cho điều khiển xe, máy, dễ nguy hiểm.
    Atropin và các thuốc kháng acetyl cholin khác: các tác dụng kháng acetyl cholin sẽ mạnh lên nhiều, cả ở ngoại vi và trung ương. Hậu quả có thể rất nguy hiểm.
    Atropin và một số thuốc kháng histamin, butyrophenon, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng: nếu dùng atropin đồng thời với các thuốc trên thì tác dụng của atropin sẽ tăng lên.
    Atropin có thể làm giảm hấp thu thuốc khác vì làm giảm nhu động của dạ dày.
    Tác dụng phụ của Atropine sulfate
    Thường gặp:
    Toàn thân: khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản.
    Mắt: giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết của mắt, sợ ánh sáng.
    Tim – mạch: chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp.
    Thần kinh trung ương: lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.
    Ít gặp:
    Toàn thần: phản ứng dị ứng, da bị đỏ ửng và khô, nôn.
    Tiết niệu: đái khó.
    Tiêu hóa: giảm trương lực và nhu động của ống tiêu hóa, dẫn đến táo bón.
    Thần kinh trung ương: lảo đảo, choáng váng.
    Quá liều khi dùng Atropine sulfate
    Khi ngộ độc có các triệu chứng giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, sốt cao, hệ thần kinh trung ương bị kích thích (bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật). Trong trường hợp ngộ độc nặng thì hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức có thể dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp, rồi tử vong.
    Nếu là do uống quá liều thì phải rửa dạ dày, nên cho uống than hoạt trước khi rửa dạ dày. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Không được dùng phenothiazin vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetyl cholin.
    Bảo quản Atropine sulfate
    Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ 30 độ C.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Scopolamine

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Tác dụng của Scopolamine

    Thuốc scopolamine là một thuốc kháng cholinergic. Thuốc có nhiều tác dụng đối với cơ thể bao gồm giảm tiết dịch, làm chậm co bóp dạ dày và ruột, giảm giãn nở đồng tử.

    Scopolamine được dùng để làm giảm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say tàu xe và phục hồi sau gây mê và phẫu thuật. Thuốc cũng có thể được dùng trong điều trị bệnh Parkinson, tình trạng co cứng cơ, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa và các bệnh khác.

    Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

    Cách dùng Scopolamine

    Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Liều thường dùng cho người lớn để điều trị buồn nôn/nôn mửa

    Dùng để chống nôn thông thường: bạn được tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 0,3-0,65 mg, mỗi 6 đến 8 giờ khi cần thiết.

    Dùng để chống buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật: bạn dán một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg ở phía sau tai vào buổi tối trước ngày phẫu thuật dự kiến. Các miếng dán nên giữ trong 24 giờ sau khi phẫu thuật trước khi vứt bỏ.

    Nếu dùng scopolamine thẩm thấu qua da ở sản phụ, bạn dán miếng dán trước 1 giờ mổ lấy thai theo lịch trình để hạn chế phơi nhiễm cho trẻ sơ sinh.

    Liều thông thường cho người lớn bị say tàu xe

    Bạn dán một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg ở phía sau tai ít nhất 4 giờ trước khi đi tàu xe và thay miếng dán mỗi 3 ngày khi cần thiết.

    Liều thông thường cho người lớn bị lên cơn Parkinson

    Bạn uống 0,4-0,8 mg mỗi 8 giờ khi cần thiết.

    Liều thường dùng cho trẻ em để điều trị buồn nôn/nôn mửa

    Trẻ em 1-12 tuổi: trẻ được tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 6 mcg/kg/liều (liều tối đa: 0,3 mg/liều) mỗi 6-8 giờ khi cần thiết.

    Liều thông thường cho trẻ em bị say tàu xe

    Bạn dán cho trẻ một miếng dán thẩm thấu qua da scopolamine 1,5 mg phía sau tai ít nhất 4 giờ trước khi đi tàu xe và thay miếng dán mỗi 3 ngày khi cần thiết.

    Thận trọng khi dùng Scopolamine

    Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

    • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
    • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
    • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
    • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
    • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.
    Tương tác thuốc của Scopolamine

    Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Những thuốc có thể tương tác với thuốc bao gồm: thuốc chống trầm cảm, rượu, thuốc kháng histamin (bao gồm meclizine), thuốc an thần (được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ), thuốc giảm đau, thuốc giảm lo âu và thuốc giãn cơ.

    Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đếnthuốc scopolamine?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

    • Glaucoma góc hẹp − không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc tình trạng này;
    • Glaucoma, góc mở (góc rộng);
    • Tắc ruột hoặc tắc nghẽn dạ dày;
    • Tiền sử bệnh thần kinh;
    • Tiền sử động kinh;
    • Vấn đề tiểu tiện (ví dụ tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc khó tiểu tiện) – sử dụng thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này tồi tệ hơn;
    • Bệnh gan;
    • Bệnh thận − sử dụng thận trọng. Tác dụng thuốc có thể tăng do quá trình đào thải thuốc khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.
    Tác dụng phụ của Scopolamine

    Bạn nên gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

    Bạn cần tháo miếng dán scopolamine thẩm thấu qua da và gọi cho bác sĩ ngay nếu mắc bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

    • Đau mắt hoặc đỏ mắt, nhìn thấy vầng hào quang quanh ánh sáng;
    • Nhìn mờ và tăng nhạy cảm với ánh sáng;
    • Lẫn lộn, kích động, cực kỳ sợ hãi, ảo giác, có suy nghĩ hoặc hành vi khác thường;
    • Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu.

    Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

    • Buồn ngủ, chóng mặt;
    • Khô miệng;
    • Khô hoặc ngứa mắt;
    • Cảm thấy bồn chồn;
    • Vấn đề về trí nhớ;
    • Ngứa hoặc phát ban da nhẹ.

    Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bảo quản Scopolamine

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phenobarbital

    Nhóm thuốc
    Thuốc hướng tâm thần
    Thành phần
    Phenobarbital Na.
    Dược lực của Phenobarbital
    Chống co giật-động kinh cục bộ và động kinh nhỏ-phòng tái phát co giật sốt cao ở trẻ sơ sinh. Ưu tư đặc biệt do rối loạn chức năng và do biểu hiện cơ thể mất ngủ. An thần.
    Dược động học của Phenobarbital
    - Hấp thu: thuốc uống được hấp thu chậm ở ống tiêu hoá (80%). Nếu tiêm tĩnh mạch tác dụng của thuốc xuất hiện trong vòng 5 phút và đạt mức tối đa trong vòng 30 phút. Tiêm bắp thịt tác dụng xuất hiện chậm hơn. Dùng theo đường tiêm Phenobarbital có tác dụng kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thuốc đặt hậu môn hầu như được hấp thu hoàn toàn ở ruột già.
    - Phân bố: thuốc gắn với protein huyết tương ở trẻ nhỏ là 60%, ở người lớn là 50%. Và được phân bố khắp các mô, nhất là ở não, do thuốc dễ tan trong mỡ.
    - Chuyển hoá: Phenobarbital được hydrrõyl hoá và liên hợp hoá ở gan.b Là chất cảm ứng cytocrom P450 mạnh nên có ảnh hưởng lớn đến chuyển hoá các thuốc được chuyển hoá ở gan thông qua cytocrom P450.
    - Thải trừ: đaod thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hoá không còn hoạt tính(70%) và dạng nguyên vẹn(30%), một phần nhỏ vào mật và đào thải theo phân.
    Tác dụng của Phenobarbital
    Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Phenobarbital có tác dụng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric(GABA) ở não.
    Phenobarbital làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron. Tác dụng này là cơ sở của việc dùng các barbiturat để đề phòng nhồi máu não khi não bị thiếu máu cục bộ và khi tổn thương sọ não.
    Thuốc ức chế có hồi phục hoạt động của tất cả các mô. Phenobarbital ức chế thần kinh trung ương ở mọi mức độ từ an thần đến gây mê. Thuốc chỉ ức chế tạm thời các đáp ứng đơn synap ở hệ thần kinh trung ương.
    Phenobarbital chủ yếu được dùng để chống co giật, ngoài ra còn dùng để điều trị hội chứng cai rượu.
    Thuốc hạn chế cơn động kinh lan toả và làm tăng ngưỡng động kinh. Thuốc chủ yếu được chỉ định trong cơn động kinh toàn bộ(cơn lớn), cơn động kinh cục bộ(cục bộ vận động hoặc cảm giác).
    Phenobarbital làm giảm nồng độ bilirubin huyết thanh ở trẻ sơ sinh, ở người bệnh tăng bilirubin huyết không liên hợp, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật trong gan, có thể do cảm ứng glucuronyl transferase, một enzym liên hợp bilirubin.
    Chỉ định khi dùng Phenobarbital
    - Động kinh( trừ động kinh cơn nhỏ): động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ, động kinh cục bộ.
    - Phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
    - Vàng da sơ sinh, và người mắc chứng tăng bilirubin huyết không kiên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ở người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
    Cách dùng Phenobarbital
    - Chống co giật: uống: người lớn 2-3mg/kg/ngày (1lần). Trẻ em: 3-4mg/kg/ngày (1lần). Tiêm dưới da hay bắp thịt. Người lớn: 0,20-0,40g/ngày. Trẻ em 12-30 tháng: 0,01-0,02g/ngày. Trẻ em 30 tháng-15 tuổi: 0,02-0.04g/ngày.
    - Làm êm dịu; uống 0,05-0,12g/ngày.
    - Mất ngủ: uống 0,10g buổi tối trước khi đi ngủ.
    Thận trọng khi dùng Phenobarbital
    Không ngừng thuốc đột ngột ở người động kinh.
    – Giảm liều với người suy thận, gan, người già, người nghiện rượu, ma túy, trầm cảm.
    –Thuốc gây buồn ngủ-Ngủ ngày.
    – Cần dùng thêm vitamin D2 cho trẻ nhỏ để phòng còi xương.
    – Người mởi đẻ, nếu dùng thuốc trước đó, trẻ đẻ ra sẽ bị hội chứng chảy máu trong 24 giờ, người mẹ cần uống thuốc dự phòng vitamin K 1 tháng trước khi đẻ và cho trẻ dùng lúc mới sinh.
    – Tránh dùng nếu đang nuôi con bú.
    Chống chỉ định với Phenobarbital
    Rối loạn chuyển hóa porphyrin, suy hô hấp nặng. Mẫn cảm với barbituric. Suy gan nặng.
    Tương tác thuốc của Phenobarbital
    Phenobarbital là chất cảm ứng mạnh cytochorom P450 enzym tham gia chuyển hóa nhiều thuốc. làm giảm nồng độ felodipin, nimodipin huyết tương – Làm mất tác dụng thuốc tránh thai. Làm giảm nồng độ doxycyclin huyết tương. Làm giảm tác dụng corticoid dùng toàn thân (chú ý Addison và ghép tạng). Làm giảm nồng độ cyclosporin, quindin, theophylin, chẹn bêta huyết tương. Với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng tăng nguy cơ co giật. giảm liều khi dùng với acid valproic, làm giảm tác dụng thuốc chống đông uống. Làm giảm tác dụng của digitoxin. Làm tăng tác dụng các thuốc kháng H1, benzodiazepin, clonidin, dẫn xuất morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo âu (tăng ức chế thần kinh trung ương)
    – Với phenytoin thì phenobarbitol trong máu có thể tăng lên đến mức ngộ độc, phenytoin thay đổi bất thường có thể xảy ra triệu chứng ngộ độc khi ngừng dùng phenobarbital. Với progabid nồng độ phenobarbital huyết tương tăng. Làm tăng độc tính của methotrexat. Với acid folic, nồng độ phenobarbital trong huyết tương giảm
    – Với rượu, tăng tác dụng an thần của phenobarbital gây nguy hiểm (cấm uống rượu khi dùng phenobarbital). Làm giảm nồng độ disopyramid huyết tương do đó làm giảm tác dụng chống loạn nhịp (điều chỉnh liều).
    Tác dụng phụ của Phenobarbital
    Thiếu máu đại hồng cầu do thiếu acid folic.
    – Đau khớp, nhiễm xương, còi xương trẻ em
    – Rối loạn tâm thần. Buồn ngủ - Rung, giật nhãn cầu–Mất điều hòa động tác–Kích thích–Lú lẫn–Nổi mẩn–Hội chứng Lyell.
    Quá liều khi dùng Phenobarbital
    - Hội chứng choáng: thở chậm, truy mạch, mất phản xạ, huyết áp tụt, thiếu niệu, giảm thông khí trung tâm, tím tái, đồng tử giãn, ngừng hô hấp và có thể tử vong. Ngoài ra còn các biến chứng khác: viêm phổi, phù phổi, suy thận, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết.
    - Xử trí:
    + Chủ yếu hỗ trợ, làm thông đường thở, hô hấp viện trợ, thở oxy, uống than hoạt (nhiều liều qua sonde).
    + Gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu tăng đào thải. Nếu cần thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu.
    Bảo quản Phenobarbital
    Tránh để các ống tiêm tĩnh mạch ra ánh sáng.
    Thuốc hướng thần.