Tân hoà ngoại cảm lộ

Thành phần
Kinh giới, Tía tô, Thương truật, Sài hồ, Bạc hà, Sắn dây, Trần bì, Phòng phong, Xuyên khung, Khương hoạt
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 12ml thuốc nước
Hàm lượng
12ml
Sản xuất
Cơ sở Hinh Hòa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0404-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tía tô

    Tác dụng của Tía tô

    Tía tô là một loại thảo mộc có lá và hạt được sử dụng để làm thuốc. Tía tô được sử dụng để điều trị hen, ngoài ra cũng được sử dụng điều trị buồn nôn, đột quỵ do hoạt động thể dục, ra mồ hôi và để giảm co thắt cơ.

    Trong ẩm thực, tía tô được sử dụng làm hương liệu. Trong sản xuất, dầu hạt tía tô được sử dụng để sản xuất vani, thuốc nhuộm và mực vì mục đích thương mại.

    Tía tô có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

    Tía tô chứa các chất làm giảm sưng và tác động đến các chất khác gây ra triệu chứng hen. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Tía tô

    Liều dùng của tía tô có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tía tô được bào chế ở dạng:

    • Lá tươi hoặc phơi khô;
    • Rễ sấy hay phơi phô;
    • Quả khô.
    Tác dụng phụ của Tía tô

    Tía tô có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, phát ban da. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạc hà

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Tinh dầu bạc hà, Methol
    Tác dụng của Bạc hà
    Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
    Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
    Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
    Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
    Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
    Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
    Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
    Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
    Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ;
    Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
    Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
    Chỉ định khi dùng Bạc hà
    Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.vSử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khácSử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hươngNguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
    Thận trọng khi dùng Bạc hà
    Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
    Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
    Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
    Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
    Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
    Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Trần bì

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Trần bì

    tác dụng của trần bì

    Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

    1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
    2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
    3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

    Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Cách dùng Trần bì

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Cách dùng trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ của Trần bì

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Phòng phong

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Phòng phong
    Tác dụng của Phòng phong
    Phát biểu, trừ phong thấp hay được dùng để trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
    Chỉ định khi dùng Phòng phong
    - Trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng  Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt. - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng  Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều. - Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng  Phòng phong với Khương hoạt và Đương quy. - Mề đay và ngứa da: Dùng  Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
    Cách dùng Phòng phong
    Cách dùng và liều dùng: Sắc uống 4,5 ~ 9g.
    Chống chỉ định với Phòng phong
    Âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Xuyên khung

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Xuyên khung
    Tác dụng của Xuyên khung
    Tính vị :
    + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
    + "Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).
    + Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).
    + Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).
    + Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    Quy kinh :
    + Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).
    + Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường, túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).
    + Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
    + Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    Tác dụng của Xuyên khung:
    + Ôn trung nội hàn (Biệt lục).
    + Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).
    + Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).
    + Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).
    + Điều hòa mạch , phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
    + Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
    + Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
    + Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
    Chỉ định khi dùng Xuyên khung
    + Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con ( Bản Kinh ).+ Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu ( Biệt lục ).+ Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).+ Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn , kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).+ Trị Can kinh bất điều , kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển ) .+ Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). 
    Cách dùng Xuyên khung
    Liều dùng : 4 - 8g .
    Chống chỉ định với Xuyên khung
    + Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
    + Khí thăng, đờm suyễn, không dùng ( Bản Thảo Tùng Tân ).
    + Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất , không dùng ( Đắc Phối Bản Thảo ).
    + Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí ( Phẩm Hối Tinh Nghĩa ).
    + Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ; Phản vị Lê lô ( Bản Thảo Mông Thuyên ).
    + Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên ( Bản Thảo Kinh Tập Chú ).
    + Âm hư hỏa vượng , thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).