Thanh huyết Tiêu độc gan Vĩnh Quang

Thành phần
Lá Artichaut, Nhân trần, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, Mộc thông, Thảo qyuết minh, Ngải cứu, Long đởm thảo, Chi tử
Dạng bào chế
Cao lỏng
Dạng đóng gói
Hộp 1chai x 280ml cao lỏng
Hàm lượng
280ml
Sản xuất
Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc Y học Cổ truyền Vĩnh Quang - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0595-01

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhân trần

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Nhân trần

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kim ngân hoa

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kim ngân hoa
    Tác dụng của Kim ngân hoa
    Cách bào chế Vị thuốc Kim ngân hoa:
    + Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.
    + Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
    + Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
    Tác dụng dược lý:
    – Kháng khuẩn: ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà…
    – Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
    – Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
    – Làm hạ cholesterol trong máu.
    – Tăng bài tiết dịch vị và mật.
    – Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
    Chỉ định khi dùng Kim ngân hoa
    Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
    Cách dùng Kim ngân hoa
    Bài thuốc:
    1. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.2. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Kim tiền thảo

    Thành phần
    Kim tiền thảo
    Tác dụng của Kim tiền thảo
    Trong y học phương đông, Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) được sử dụng rộng rãi để trị sỏi thận với rất ít tác dụng phụ. Thí nghiệm của Jun Mi, Jianmin Duan, Jun Zhang, Jianzhong Lu, Hanzhang Wang và Zhiping Wang đã cho thấy khả năng chống sự hình thành sỏi Calci oxalat của dịch chiết nước Kim tiền thảo. Chuột đực Wistar bị gây sỏi thận bằng cách cho uống dung dịch amoni oxalat 5 %. Sau 1 tuần, chuột được cho uống các liều từ thấp, trung bình đến cao (275, 550 và 1100 mg/kg) dịch chiết nước Kim tiền thảo trong 3 tuần. Kết quả cho thấy, ở liều trung bình và cao, dịch chiết nước Kim tiền thảo có hiệu quả ngăn ngừa sự tạo thành sỏi Calci oxalat thông qua cơ chế làm giảm Calci niệu và tăng bài tiết Citrat niệu, lợi tiểu và tác dụng chống oxy hóa.
    Trong số các saponin triterpenic tồn tại trong Kim tiền thảo, chất soyasaponin I đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi Ca oxalat ở thận (Hirayma H. và cộng sự 1993; CA 119: 695f; PROSEA 12(1), 1999). Cao Kim tiền thảo thí nghiệm trên chuột cống trắng có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci oxalat ở thận do polysaccharid ức chế sự tăng trưởng của Ca oxalalat monohydrat (Li Huizhi và cộng sự, 1992; CA 119: 699h) đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Đối với gan mật, Kim tiền thảo có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch mật.
    Tác dụng hạ huyết áp: Nghiên cứu invivo chỉ ra rằng, dịch chiết nước Kim tiền thảo có tác dụng hạ huyết áp trên chuột thử nghiệm. Tác dụng này được diễn ra theo 2 cơ chế: Kích thích thụ thể cholinergic, ức chế hạch thần kinh thực vật và thụ thể α – adrenergic. Tác dụng theo cơ chế 1 hoặc 2 tùy thuộc vào liều sử dụng. Với liều sử dụng 300 mg/kg, tác dụng ưu thế theo cơ chế 1, với liều 100 mg/kg tác dụng ưu thế theo cơ chế 2. Nghiên cứu invitro còn cho thấy, dịch chiết nước Kim tiền thảo còn có tác dụng đối kháng tác dụng gây co bóp động mạch chủ gây bởi methoxamin.
    Đối với hệ tim mạch, dung dịch chế từ Kim tiền thảo trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch với liều 1,6ml/kg (tương đương 8g/kg) làm tăng lưu lượng mạch vành 197%, hạ huyết áp khoảng 30%, làm tim đập chậm, đồng thời giảm mức tiêu thụ oxygen của cơ tim. Kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây nên lưu lượng mạch vành giảm, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim. Trên tiêu bản tim cô lập chuột lang, Kim tiền thảo có tác dụng tăng sức co bóp.
    Tác dụng ức chế alcohol dehydrogenase (ADH): LIANGLIANG LIU, MIAO CHEN và XIAOQING CHEN đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng ức chế của dịch chiết Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) đối với enzym alcohol dehydrogenase, enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa ethanol, methanol và ethylen glycol. Sử dụng phương pháp ly tâm siêu lọc, kết hợp với HPLC – MS. Ở phân đoạn ethyl acetat, thí nghiệm đã xác định được 2 chất có tác dụng lên enzym ADH là formononetin và aromadendrin. Nồng độ ức chế 50 % (IC50) của formonetin và aromandendrin lên enzym ADH lần lượt là 70,8 và
    Chỉ định khi dùng Kim tiền thảo
    Điều trị sỏi đường tiết niệu: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi mật.Có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, chữa phù thũng, chữa đi tiểu đau.Phối hợp điều trị viêm bể thận, viêm túi mật.
    Cách dùng Kim tiền thảo
    Người lớn: uống 5 viên (120 mg) x 3 lần/ ngày, uống thuốc sau khi ăn với nhiều nước.Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
    Chống chỉ định với Kim tiền thảo
    Không dùng cho người đái tháo đường, đái tháo nhạt, người thiếu máu, người thể hư hàn.
    Đề phòng khi dùng Kim tiền thảo
    Phụ nữ có thai không nên dùng. Người bị đau dạ dày nên uống thuốc lúc no.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ngải cứu

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Ngải cứu

    Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim…

     Phòng ung thư: Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.

    – Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.

    Sơ cứu vết thương: Bạn hãy giã lá ngải cứu và trộn với muối để cầm máu và giảm đau khi bị thương.

    – Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng da.

    – Chữa suy nhược cơ thể: Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.

    – Giảm mỡ bụng: Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.

    Ngải cứu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Các hóa chất trong ngải cứu có thể gây kích thích tử cung.

    Cách dùng Ngải cứu

    Liều dùng của ngải cứu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ngải cứu có thể không an toàn nếu bạn dùng không đúng liều lượng. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tác dụng phụ của Ngải cứu

    ngải cứu

    Dị ứng: Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.

    Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.

    Cũng có một số nguồn thông tin cho rằng ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hazelnut, ô liu, cao su, đào, kiwi, hạt Micronesian gọi là Nangai và các cây khác từ chi Artemisia.

    Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.