Thuốc bổ trẻ em nhi chí bửu

Thành phần
Bach truật, Bạch linh, sa nhân, sơn tra, nhục đậu khấu, mộc hương, Đẳng sâm, mạch nha, sơn dược, Cam thảo ,
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 160ml thuốc nước
Hàm lượng
160ml
Sản xuất
Cơ sở Sùng Nguyên - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-4315-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch linh

    Nhóm thuốc
    Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
    Thành phần
    Mỗi 1 kg chứa: Bạch linh (Phục linh, bạch phục linh) 1 kg

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần sơn tra

    Tác dụng của Sơn trà

    Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc để điều trị:

    • Bệnh tim và mạch máu (như suy tim sung huyết, đau ngực, và nhịp tim không đều
    • Huyết áp thấp
    • Huyết áp cao
    • Xơ vữa động mạch
    • Cholesterol cao
    • Suy tim sung huyết
    • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa (chẳng hạn như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày)
    • Lo lắng
    • Tăng lượng nước tiểu
    • Các vấn đề về kinh nguyệt
    • Sán dây mật và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác
    • Đau, loét (khi dùng trên da).

    Sơn trà có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

    Sơn trà:

    • Cải thiện lượng máu bơm ra khỏi tim trong những cơn co thắt.
    • Mở rộng các mạch máu và tăng cường truyền tín hiệu thần kinh.
    • Hạ huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu xa tim.

    Giảm cholesterol, lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trong máu) bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, nằm gần tim) hoặc bằng cách tăng bài tiết mật, giảm sự hình thành cholesterol và tăng cường thụ thể cho ldls. Sơn trà có hoạt động chống oxy hoá.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Sơn trà

    Liều dùng của sơn trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. sơn trà có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Sơn trà có các dạng bào chế:

    • Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà
    • Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà
    Tác dụng phụ của Sơn trà

    Dùng sơn trà có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

    • Buồn nôn
    • Đau dạ dày
    • Mệt mỏi
    • Ra mồ hôi
    • Đau đầu
    • Chóng mặt
    • Khó thở
    • Mất ngủ
    • Kích động
    • Các vấn đề khác

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cam thảo

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Cam thảo

    Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

    Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

    Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

    Cách dùng Cam thảo

    Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

    Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

    Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

    Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

    Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

    Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

    Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

    Tác dụng phụ của Cam thảo

    Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

    Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.