Thuốc ho linh chi bổ phổi

Thành phần
Menthol, thiên môn đông, linh chi, xuyên bối mẫu, Cát cánh, sa sâm, Tang Bạch bì, Tỳ bà diệp, qua lâu nhân, tử uyển, trần bì, Ngũ vị tử
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 220 ml thuốc nước
Hàm lượng
220ml
Sản xuất
Cơ sở sản xuất thuốc Y học dân tộc Bình An - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0541-01

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Menthol

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Menthol, Tinh dầu bạc hà

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần linh chi

    Thành phần
    Linh chi
    Tác dụng của Linh chi
    Theo sách Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục: "Thanh chi tính bình không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa bệnh thuộc huyết và thần kinh tim. Hoàng chi vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch. Hắc chi vị mặn, tính bình không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết. Bạch chi vị cay, tính bình, chủ trị hen, ích phế khí. Tử chi vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt".
    Theo sách Trung dược học: "Linh chi có tác dụng dưỡng tâm an thần, chỉ khái bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết, chủ trị các chứng tâm thần bất an, khái thấu háo suyễn, khí huyết bất túc, tỳ vị hư nhược".
    Chỉ định khi dùng Linh chi
    Thuốc có tác dụng an thần, làm giảm hưng phấn của thần kinh trung ương. Cồn Linh chi có tác dụng chống co giật do điện, giảm đau.Có tác dụng chỉ khái hóa đàm, bình suyễn nhưng theo báo cáo kết quả thực nghiệm có khác nhau.Có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, hạ đường huyết và chống tác dụng của chất phóng xạ. Còn có tác dụng bảo vệ dạ dày loét thực nghiệm.Có tác dụng cường tim, hạ huyết áp, nâng cao ngưỡng oxy, giúp cơ tim chịu đựng được trạng thái thiếu máu, hạ lipid huyết, chống xơ cứng động mạch.Lượng polysaccarit cao có trong Linh chi, tăng cường sự miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống tế bào ung thư.Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxy tốt hơn. Acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
    Cách dùng Linh chi
    Liều thường dùng: 5 - 15g, thuốc bột mịn mỗi lần 1,5 - 3g, thuốc viên, viên nang ( Thuốc Trung quốc mỗi nang có 300 - 350mg đông khô nấm Linh chi), liều dùng 1 - 2 nang một ngày. Cũng có dạng thuốc tiêm bắp, dạng trà Nhân sâm phối hợp Linh chi.Cách dùng nấm linh chiCách 1: Thái lát:Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc .Cách 2: Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa họcCách 3: Uống dạng Trà:Nghiền Nấm Linh Chi thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã – Cách 4: Ngâm rượu: Nấm Linh Chi khô để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chénCách 5: Uống thay thế nước:Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngàyCách 6: Nấu canh súp:Nấm Linh Chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần trần bì

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Trần bì

    tác dụng của trần bì

    Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

    1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
    2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
    3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

    Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Cách dùng Trần bì

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Cách dùng trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ của Trần bì

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.