Tiểu nhi kinh phong tán

Thành phần
Bạc hà, câu đằng, tế tân, Bạch cương tàm, thiên trúc hoàng, hoàng liên, thiên ma
Dạng bào chế
Thuốc bột
Dạng đóng gói
Hộp 50 ve X 0, 325 g thuốc bột
Hàm lượng
0,325g
Sản xuất
Cơ sở Thần Châu - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0384-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạc hà

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Tinh dầu bạc hà, Methol
    Tác dụng của Bạc hà
    Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
    Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
    Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
    Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
    Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
    Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
    Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
    Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
    Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ;
    Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
    Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
    Chỉ định khi dùng Bạc hà
    Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.vSử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khácSử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hươngNguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
    Thận trọng khi dùng Bạc hà
    Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
    Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
    Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
    Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
    Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
    Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần câu đằng

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Câu đằng
    Chỉ định khi dùng Câu đằng
    Câu đằng là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Ngoài ra cây câu đằng còn có một số tác dụng sau:+ Tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh+ Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già+ Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson+ Điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu+ Điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả+ Trẻ con kinh giản
    Cách dùng Câu đằng

    Bài thuốc có Câu đằng:+ Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.+ Chữa sốt cao, chân tay co giật, nghiến răng: Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày.+ Chữa trúng phong, liệt thần kinh mặt: Câu đằng 15g, bạch thược 12g, địa long 12g, trân châu 9g, đại hoàng 9g, trúc lịch 25ml. Sắc uống.
    Thận trọng khi dùng Câu đằng
    Khi sắc thuốc: Không sắc lâu, sau khi sôi không nên sắc lâu quá 15 phút, vì sẽ làm giảm tính chất dược của vị thuốc

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần tế tân

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Thành phần
    Mỗi 1 kg chứa: Tế tân 1 kg
    Chỉ định khi dùng Tế tân
    - Trị ho tức, nhức đầu (thiên đầu thống), tê nhức khớp xương, đau răng (dùng tươi).- Đau đầu do phong hàn: dùng tế tân với Xuyên khung trong bài Xuyên Khung Trà Điều Tán.- Đau răng do phong hàn: dùng tế tân với Bạch chỉ.- Đau răng do Vị nhiệt: dùng tế tân, Thạch cao và Hoàng cầm.- Đau khớp do phong hàn thấp ngưng trệ: dùng tế tân với Khương hoạt, Phòng phong và Quế chi.- Cảm phong hàn biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và đau toàn thân: dùng tế tân với Khương hoạt, Phòng phong trong bài Cửu Vị Khương Hoạt Thang.- Đàm lạnh xâm nhập phế biểu hiện như hen và ho có đờm nhiều, đờm lỏng: dùng tế tân với Ma hoàng và Can khương trong bài Tiểu Thanh Long Thang.- Sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, xung huyết mũi và đau đầu: dùng tế tân với Bạch chỉ, Tân di và Bạc hà.Độc tính: Dùng quá liều có thể gây tê ở họng, lưỡi và gây tức ngực.
    Chống chỉ định với Tế tân
    Âm hư hỏa vượng không dùng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần hoàng liên

    Tác dụng của Hoàng liên

    Từ lâu cây hoàng liên đã được dùng làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, chứng khó tiêu và bệnh về túi mật. Cây hoàng liên có thể dùng làm thuốc an thần mức nhẹ và giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản hoặc ho gà.

    Gần đây, chiết xuất từ cây hoàng liên được dùng phổ biến, giúp an thần và chữa các bệnh về túi mật. Vị thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh ngoài da và giúp giảm cân. Rễ cây hoàng liên được dùng để giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi nhổ răng.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá của cây hoàng liên có tới 20 loại alkaloid, chẳng hạn như benzophenanthridines, protoberberines và các dẫn xuất của axit hydroxycinnamic. Tuy nhiên thành phần cụ thể nào có khả năng chống co giật thì vẫn chưa xác định được.

    Cách dùng Hoàng liên

    Để chữa đau bụng, bạn có thể dùng 1 ml hỗn hợp hoàng liên và các loại thảo dược khác trong vòng bốn tuần.

    Liều dùng của cây hoàng liên có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoàng liên có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất;
    • Trà;
    • Ngâm rượu.
    Tác dụng phụ của Hoàng liên

    Cây hoàng liên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Chóng mặt, mệt mỏi;
    • Huyết áp thấp;
    • Buồn nôn, nhiễm độc gan;
    • Cảm giác ngứa ở vùng da bị tổn thương.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.