Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Dextromethorphan
Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Dextromethorphan hydrobromide
Dược lực của Dextromethorphan
Dextromethorphan là thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.
Dược động học của Dextromethorphan
- Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm). - Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Tác dụng của Dextromethorphan
Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. MẶc dù cấu trúc hoá học không liên quan gì đến morphin nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính không có đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng long đờm. Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực codein. So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn. Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương.
Chỉ định khi dùng Dextromethorphan
Chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.
Cách dùng Dextromethorphan
Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.
Thận trọng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Chống chỉ định với Dextromethorphan
Quá mẫn với thành phần thuốc. Ðang dùng IMAO. Trẻ > 2 tuổi.
Tương tác thuốc của Dextromethorphan
Tránh dùng với IMAO. Thuốc ức chế thần kinh TW. Quinidin.
Tác dụng phụ của Dextromethorphan
Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Quá liều khi dùng Dextromethorphan
Triệu chứng: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bid tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hoá, suy hô hấp, co giật. Điều trị: hỗ trợ, dùng naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Đề phòng khi dùng Dextromethorphan
Bệnh nhân ho quá nhiều đờm & ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hay tràn khí. Bệnh nhân có nguy cơ hay đang bị suy hô hấp. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ em bị dị ứng.
Bảo quản Dextromethorphan
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, trong lọ kín, tránh ánh sáng.
Dùng Dextromethorphan theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pseudoephedrine
Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Pseudoephedrine hydrochloride
Dược lực của Pseudoephedrine
Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là một chất làm co mạch dùng theo đường uống tạo ra tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.
Tác dụng của Pseudoephedrine
Cơ chế tác dụng của pseudoephedrine là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm. Pseudoephedrinecó tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, và là một chất làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrine yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về những tác dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như gây kích thích hệ thần kinh trung ương.
Chỉ định khi dùng Pseudoephedrine
Giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt.
Cách dùng Pseudoephedrine
Hiện nay thuốc chủ yếu có trong các thuốc phối hợp điều trị các bệnh tai mũi họng. Nên liều dùng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại thuốc phối hợp.
Thận trọng khi dùng Pseudoephedrine
Nên thận trọng khi sử dụng các thuốc giống giao cảm cho bệnh nhân glaucome, loét dạ dày gây hẹp môn vị, nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch, tăng nhãn áp hay tiểu đường. Nên cẩn thận khi sử dụng các thuốc giống giao cảm ở bệnh nhân đang dùng digitalis. Các thuốc giống giao cảm có thể làm kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, co giật và/hoặc trụy tim mạch đi kèm với hạ huyết áp. Pseudoephedrine hydrochloride giống như các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương khác, có gây nghiện. Với liều cao, các đối tượng thường có cảm giác bay bổng, giảm ngon miệng và cảm giác gia tăng năng lực thể chất, khả năng tinh thần và cảnh giác thần kinh. Sử dụng tiếp tục các thuốc kích thích thần kinh trung ương khác sẽ gây lờn thuốc. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây trầm cảm. Sử dụng cho trẻ em: Chưa xác định được tính an toàn và hữu hiệu của thuốc ở trẻ em dưới 12 tuổi. Sử dụng cho người già : Ở bệnh nhân trên 60 tuổi, các thuốc giống giao cảm có khả năng xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn, như gây lẫn lộn, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương và tử vong. Do đó, cần cẩn thận khi dùng chế phẩm có chứa chất này cho bệnh nhân lớn tuổi. LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng pseudoephedrine trong thai kỳ. Do đó chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai. Do pseudoephedrine hydrochloride được tiết qua sữa, nên cân nhắc quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng các chế phẩm có chứa thành phần này.
Chống chỉ định với Pseudoephedrine
Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO. Bệnh nhân glaucome góc hẹp. Bí tiểu Cao huyết áp nặng, Bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.
Tương tác thuốc của Pseudoephedrine
Khi dùng thuốc giống giao cảm cho những bệnh nhân đang sử dụng IMAO, phản ứng tăng huyết áp, bao gồm cơn tăng huyết áp có thể xuất hiện. Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa, mecamylamine, reserpine và các alcaloide veratrum có thể bị giảm đi do các thuốc giống giao cảm. Các tác nhân ức chế b-adrenergic cũng có thể tương tác với các thuốc giống giao cảm. Sự gia tăng tác động pacemaker (điều nhịp) lạc chỗ khi pseudoephedrine dùng đồng thời với digitalis. Các thuốc kháng acide làm gia tăng tốc độ hấp thu pseudoephedrine ; kaolin làm giảm tốc độ hấp thu pseudoephedrine. In vitro, sự thêm pseudoephedrine vào huyết thanh chứa isoenzyme MB của tim hay creatine phosphokinase huyết thanh ức chế dần dần tác động của enzyme. Ức chế hoàn toàn sau 6 giờ.
Tác dụng phụ của Pseudoephedrine
Tác dụng phụ hiếm gặp: gồm lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khát nước, tim nhanh, viêm họng, viêm mũi, mụn nhọt, ngứa ngáy, nổi ban, mày đay, đau khớp, lú lẫn, khàn tiếng, tăng vận động, giảm cảm giác, giảm tình dục, dị cảm, rung rẩy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, đau mắt, đau tai, ù tai, bất thường vị giác, kích động, lãnh đạm, trầm cảm, sảng khoái, ác mộng, tăng cảm giác ngon miệng, thay đổi thói quen ở ruột, khó tiêu, ợ hơi, trĩ, lưỡi mất màu, đau lưỡi, nôn mửa, bất thường thoáng qua chức năng gan, mất nước, tăng cân, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau nửa đầu, co thắt phế quản, ho, khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, chảy mũi, kích ứng mũi, mất tiểu, khó tiểu gây đau, tiểu đêm, đa niệu, bí tiểu, suy nhược, đau lưng, co thắt chân, khó ở và chuột rút.
Quá liều khi dùng Pseudoephedrine
Khi có quá liều nên áp dụng điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay lập tức và duy trì các biện pháp này tùy theo tình trạng bệnh nhân. Với liều cao, tác dụng giống giao cảm có thể làm chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, khát nước, tim nhanh, đau trước tim, khó tiểu, yếu cơ và căng cơ, bồn chồn, cảm giác mệt mỏi và mất ngủ. Nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện chứng loạn tâm thần nhiễm độc với hoang tưởng và ảo giác. Một vài trường hợp bị loạn nhịp tim, trụy tim mạch, co giật, ngất và suy hô hấp. Điều trị : Nên gây nôn ngay cả khi bệnh nhân nôn một cách tự phát. Nếu bệnh nhân không nôn trong vòng 15 phút, nên lặp lại liều lượng ipeca. Phải áp dụng những biện pháp thận trọng bảo vệ hô hấp đặc biệt đối với trẻ em. Sau khi gây nôn, có thể thử dùng than hoạt tính trộn sệt với nước để hấp phụ phần thuốc còn lại trong dạ dày. Nếu gây nôn không thành công hay bị chống chỉ định, nên rửa dạ dày.Dung dịch nước muối sinh lý là dung dịch rửa được lựa chọn, đặc biệt trong trường hợp trẻ em. Ở người lớn có thể dùng nước máy ; tuy nhiên, lượng nước đưa vào nên được tháo ra càng nhiều càng tốt trước khi đưa thêm lượng nước kế tiếp. Thuốc tẩy muối đưa nước vào ruột và do đó có thể hữu hiệu trong việc hòa tan nhanh chóng các chất có trong ruột. Không biết được là thuốc có thẩm phân được hay không. Sau khi gây nôn, bệnh nhân nên được theo dõi về mặt y khoa cẩn thận.
Bảo quản Pseudoephedrine
Bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2-30 độ C. Tránh quá ẩm.
Dùng Pseudoephedrine theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Guaifenesin
Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
glyceryl guaiacolate
Dược lực của Guaifenesin
Guaifenesin là thuốc có tác dụng long đờm.
Tác dụng của Guaifenesin
Thuốc có tác dụng long đờm thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đờm, nó cũng làm trơn đường hô hấp bị kích thích.
Chỉ định khi dùng Guaifenesin
Giảm tạm thời xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản. Guaifenesin phối hợp với các thuốc giảm ho, các kháng histamin...dùng trong các trường hợp cảm cúm có nhiều đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Thận trọng khi dùng Guaifenesin
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bệnh mạch vành, đau thắt ngực và đái đường. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Chống chỉ định với Guaifenesin
Chống chỉ định với các bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Tương tác thuốc của Guaifenesin
Không dùng kết hợp thuốc với các chất ức chế men IMAO.
Tác dụng phụ của Guaifenesin
Hoảng sợ, khó chịu, kích thích, chóng mặt, đau đầu, lo âu, run và thậm chí ảo giác, co giật.
Bảo quản Guaifenesin
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để ở dưới 30? C, không bảo quản lạnh dạng thuốc lỏng.