Vạn an tỷ viêm thanh

Thành phần
Cát cánh, Bạc Hà, Thương nhĩ tử, Cam thảo, Kim ngân, Bồ công anh, Mạn kinh tử,
Dạng bào chế
Hoàn cứng
Dạng đóng gói
Hộp 10 gói x 4g hoàn cứng
Sản xuất
Cơ sở Vạn An Dược Hãng - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-1498-04

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạc Hà

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Tinh dầu bạc hà, Methol
    Tác dụng của Bạc hà
    Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
    Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
    Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
    Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
    Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
    Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
    Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
    Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
    Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ;
    Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
    Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
    Chỉ định khi dùng Bạc hà
    Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.vSử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khácSử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hươngNguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
    Thận trọng khi dùng Bạc hà
    Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
    Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
    Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
    Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
    Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
    Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cam thảo

    Nhóm thuốc
    Thuốc tim mạch
    Tác dụng của Cam thảo

    Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

    Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

    Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

    Cách dùng Cam thảo

    Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

    Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

    Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

    Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

    Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

    Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

    Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

    Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

    Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

    Tác dụng phụ của Cam thảo

    Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

    Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

    Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bồ công anh

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bồ công anh

    Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).

    Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.

    Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.

    Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.

    Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

    Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:

    Bảng giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách dùng Bồ công anh

    Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.

    Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc viên nén
    • Chiết xuất chất lỏng
    • Dùng cả cây tươi như một loại rau
    • Nước ép cây tươi
    • Chiết xuất chất rắn
    • Trà bồ công anh
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bồ công anh

    Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
    • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

    Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.