Vạn kim thuỷ

Thành phần
Măng cụt, Đại hoàng, Bạch đậu khấu, Đại hồi, Gừng, Hậu phác, Hồ tiêu, Quế, Riềng ấm, Long não, Menthol
Dạng bào chế
Rượu thuốc
Dạng đóng gói
hộp 1 chai 20 ml rượu thuốc
Hàm lượng
20ml
Sản xuất
Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc Y học Cổ truyền Vĩnh Quang - VIỆT NAM
Số đăng ký
V652-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Đại hoàng

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đại hoàng

    Đại hoàng ở Trung Quốc còn gọi là Chưởng diệp đại hoàng. Đây là loại cây thảo sống lâu năm, thân hình trụ trong rỗng, cao khoảng 1 mét. Hiện nay đại hoàng phải nhập ở Trung Quốc và ở một số nước châu Âu. Đại hoàng là cây nhập nội, cần được trồng ở miền núi cao như Sa Pa mới thu hoạch được.

    Đại hoàng được làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng được sử dụng để chữa các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa và được dùng để rửa ruột trước khi thực hiện xét nghiệm đường tiêu hóa.

    Một số người sử dụng đại hoàng để đại tiện dễ dàng hơn, giúp giảm đau do bị trĩ hay do các vết rách, nứt trên niêm mạc trong hậu môn.

    Bạn chỉ nên dùng đại hoàng trong khoảng thời gian ngắn. Đại hoàng có thể được sử dụng để giải độc và đôi khi được bôi lên da để điều trị vết loét.

    Bộ phận của đại hoàng được làm thuốc là củ rễ. Bạn đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ trong vải bố ướt. Sau 2-3 ngày, nếu bạn thấy ở giữa lõi củ mềm thì lấy xắt hoặc bào thành lát mỏng phơi khô.

    Thảo dược đại hoàng

    Trong Đại hoàng có các hoạt chất như:

    • Các dẫn chất của anthraquinonoid (tổng lượng chiếm khoảng 3 – 5%), phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin, aloe emodin, rhein và physcion.
    • Các hợp chất có tanin (rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, axit rheum tannic, axit gallic, catechin, tetrarin, axit cinnamic, rheosmin.
    • Axit béo, canxi axalate, glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các axit hữu cơ và các chất giống estrogen.

    Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đại hoàng có tác dụng nhuận tràng nhờ vào chất anthranoid, một chất thường được dùng trong thuốc nhuận tràng trên thị trường.

    Nghiên cứu cũng cho thấy đại hoàng hoạt động tốt hơn khi sử dụng chung với các thuốc ức chế enzyme angiotensin và captopril. Kết hợp các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm chậm quá trình suy thận.

    Cách dùng Đại hoàng

    Trị táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh

    Bạn dùng kết hợp đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g, chỉ thực 6g, hỏa ma nhân 15g. Bạn sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Bạn nên dùng thuốc đến khi hết bị táo bón.

    Liều dùng thuốc đại hoàng cho người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp

    Bạn dùng đại hoàng (sao vàng) 45g, đào nhân 20g, mộc hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Bạn nghiền các vị thuốc này thành bột mịn, thêm vào mật ong để làm viên hoàn, chia 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6g hoặc uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.

    Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù

    Bạn dùng đại hoàng (sao cháy), hoàng cầm, hoàng liên, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn. Bạn nên uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.

    Dùng đại hoàng để trị mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú

    Bạn dùng đại hoàng tán thành bột mịn, uống mỗi lần 9g, ngoài ra bạn có thể dùng bột đại hoàng hòa vào nước làm thành dạng nhão, bôi vào nơi bị bệnh.

    Dùng đại hoàng để trị bỏng lửa

    Bạn dùng đại hoàng (sao cháy) nghiền thành bột mịn, sau đó thoa vào vết thương hoặc trộn đều với dầu khuynh diệp, bôi vào nơi bị bỏng nhẹ.

    Trị đau bộ phận sinh dục ở phụ nữ

    Bạn dùng 40g đại hoàng, 1 thăng giấm sắc để uống.

    Trị mắt đau, mắt đỏ nghiêm trọng

    Bạn dùng tứ vật thang với đại hoàng sắc rượu uống.

    Trị chảy máu chân răng, hôi miệng

    Bạn dùng đại hoàng (ngâm với nước vo gạo cho mềm) và sinh địa hoàng. Bạn xắt hai vị 1 lát, hợp cả hai thứ dán lên chỗ đau. Khi dùng, bạn nên kiêng nói chuyện, sau 1 đêm là khỏi. Nếu chưa khỏi bạn hãy làm lại.

    Trị mụn nhọt sưng nóng đỏ

    Bạn dùng bột đại hoàng trộn với giấm, bôi vào vết mụn. Khi khô thì bạn thay cái mới, sử dụng thuốc cho đến khi khỏi.

    Trị sưng vú

    Bạn dùng đại hoàng, phấn thảo, mỗi thứ 40g, tán thành bột, nấu với rượu ngon thành cao. Khi dùng, bạn bôi thuốc lên miếng vải và dán vào chỗ sưng. Trước khi dán, bạn phải uống 1 muỗng với rượu nóng.

    Liều dùng của đại hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đại hoàng có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất
    • Bột
    • Si rô
    • Thuốc viên
    • Rượu thuốc
    Tác dụng phụ của Đại hoàng

    Đại hoàng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng;
    • Nước tiểu đổi màu, tiểu ra máu, bệnh albumin niệu;
    • Giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất, mất cân bằng nước và điện sinh.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch đậu khấu

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bạch đậu khấu

    Bạch đậu khấu còn có một số tên gọi khác như đậu khấu, bạch khấu nhân, khấu nhân, là cây thuộc họ gừng.

    Cây bạch đậu khấu là thảo dược mọc hoang và được trồng ở các nước như Việt nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Xri Lanca, Nam mỹ. Cây thường được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Hạt, quả và hoa của bạch đậu khấu được dùng làm thuốc.

    Thành phần: Trong bạch đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu của dầu gồm có bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.

    Bạch đậu khấu thường được dùng làm gia vị vì nó có mùi vị dễ chịu. Thuốc thường được dùng để tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục, cũng như giúp chữa đau bụng. Bạch đậu khấu có thể giúp tăng cường miễn dịch và giúp các triệu chứng đường bài tiết. Thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh như:

    • Ợ hơi;
    • Co thắt bụng;
    • Hội chứng ruột kích thích;
    • Táo bón;
    • Vấn đề về thận và mật;
    • Chứng chán ăn;
    • Cảm lạnh;
    • Ho;
    • Đau họng.

    Đã có vài nghiên cứu cho thấy bạch đậu khấu giúp chống oxy hóa cũng như chống các bệnh về tiêu hóa. Vị thuốc được cho là có khả năng kháng khuẩn và nấm, giúp tránh ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng này.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Bạch đậu khấu

    Bạn có thể dùng một muỗng cà phê bạch đậu khấu gồm 2g thuốc mỗi ngày hoặc dùng làm gia vị cho nấu ăn.

    Trị đột ngột buồn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim

    Bạn nhai vài hạt bạch đậu khấu để trị triệu chứng này.

    Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn

    Bạn dùng các vị sau bạch đậu khấu, súc sa nhân, mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh cam thảo, chích cam thảo mỗi thứ 8g. Bạn tán thành bột, xát vào miệng cho trẻ.

    Trị nôn do lạnh

    Bạn dùng bạch đậu khấu 3 trái, tán thành bột, uống với một chén rượu nóng, dùng liên tiếp trong vài ngày.

    Trị nôn mửa do đờm lạnh tích tụ tại dạ dày

    Bạn dùng bạch đậu khấu 12g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, bạch truật 10g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát. Bạn sắc 3 bát lấy 1 bát uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Ngày bạn uống 1 thang thuốc.

    Trị ăn vào nôn ra

    Bạn dùng bạch đậu khấu 80g, sa nhân 80g, đinh hương 40g, gạo tẻ lâu năm 100g. Trước tiên, bạn lấy đất sét khô trộn với gạo sao cháy, rồi bỏ đất sét. Tất cả các vị tán nhỏ dùng nước gừng hòa làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần bạn uống từ 8-12g với nước gừng.

    Trị tỳ hư, lòng trắng mắt có màng che

    Bạn dùng bạch đậu khấu 12g, quất bì 8g, bạch truật 10g, bạch tật lê 10g, quyết minh tử 8g, cam cúc hoa 6g, mật mông hoa 6g, mộc tặc thảo 8g, cốc tinh thảo 8g. Bạn sắc 3 bát lấy 1 bát uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Ngày bạn uống 1 thang thuốc.

    Dùng bạch đậu khấu để giải độc rượu

    Bạn dùng 5g bạch đậu khấu, 5g cam thảo, sắc nước uống.

    Chữa chứng hôi miệng

    Bạn hãy ngậm bạch đậu khấu vào các buổi sáng để làm thơm hơi thở, chữa chứng hôi miệng.

    Trị ợ, nấc ở phụ nữ sau sinh

    Bạn dùng bạch đậu khấu 20g, đinh hương 20g. Nghiền nhỏ, dùng nước đào hồng uống 4g bột trên, cứ cách 15-20 phút lại uống tiếp.

    Liều dùng của bạch đậu khấu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạch đậu khấu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất dạng lỏng;
    • Bột;
    • Hạt bạch đậu khấu khô hoặc tươi;
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bạch đậu khấu

    Bạch đậu khấu có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Rối loạn tiêu hóa: bạch đậu khấu có thể kích thích dịch và gây rối loạn tiêu hóa cho những người có hội chứng Dumping, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích.
    • Đau bụng mật: bạch đậu khấu chứa các chất có thể kích thích hệ tiêu hóa và có thể làm tăng các triệu chứng của đau bụng mật.
    • Viêm da tiếp xúc: ở những người nhạy cảm, bạch đậu khấu có thể gây viêm da tiếp xúc do terpenes có trong hạt.
    • Nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy: hàm lượng aromatic trong hạt có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa khác nhau khi uống với số lượng lớn.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Menthol

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Menthol, Tinh dầu bạc hà