Acetazolamid 250mg

Nhóm thuốc
Thuốc lợi tiểu
Thành phần
Acetazolamide
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên, 10 vỉ x 10 viên nén
Hàm lượng
250mg
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-2955-05
Chỉ định khi dùng Acetazolamid 250mg
Lợi tiểu. Giảm nhãn áp (glaucoma).
Cách dùng Acetazolamid 250mg
Người lớn 1-2 viên/ngày. Trẻ em > 5 tuổi 5-10mg/kg/ngày.
Chống chỉ định với Acetazolamid 250mg
Suy gan, suy thận hay tuyến thượng thận. Có tiền sử sỏi thận. Thai nghén.
Tác dụng phụ của Acetazolamid 250mg
Giảm K máu kèm toan huyết chuyển hóa, tiểu đường. Tăng uric acid với cơn gout cấp tính. Rối loạn chuyển hóa Ca & sỏi thận.
Đề phòng khi dùng Acetazolamid 250mg
Người già. Tiểu đường hay người ở trong tình trạng toan huyết.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acetazolamide

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Acetazolamide
Dược lực của Acetazolamide
Acetazolamide là thuốc chống glaucom.
Dược động học của Acetazolamide
Acetazolamid được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ cao trong máu sau khi uống 2 giờ. Nửa đời trong huyết tương khoảng 3 - 6 giờ. Thuốc liên kết mạnh với enzym carbonic anhydrase và đạt nồng độ cao ở mô có chứa enzym này, đặc biệt trong hồng cầu, vỏ thận. Liên kết với protein huyết tương cao. Thuốc đào thải qua thận dưới dạng không đổi.
Tác dụng của Acetazolamide
Acetazolamid là chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Acetazolamid làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 - 60%. Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa được áp dụng để điều trị động kinh. Trước đây acetazolamid được dùng làm thuốc lợi niệu, nhưng hiệu lực giảm dần khi tiếp tục sử dụng nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.
Chỉ định khi dùng Acetazolamide
Glôcôm góc mở (không sung huyết, đơn thuần mạn tính) điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật; glôcôm góc đóng cấp (góc hẹp, tắc); glôcôm trẻ em hoặc glôcôm thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.
Kết hợp với các thuốc khác để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.
Cách dùng Acetazolamide
Thuốc uống:
Người lớn:
Chống glôcôm:
Glôcôm góc mở: Lần đầu tiên uống 250 mg/1 lần, ngày uống từ 1 đến 4 lần. Liều duy trì tùy theo đáp ứng của người bệnh, thường liều thấp hơn là đủ.
Glôcôm thứ phát và trước khi phẫu thuật: Uống 250 mg cách nhau 4 giờ/1 lần.
Chống co giật (động kinh):
Uống 4 - 30 mg (thường lúc đầu 10 mg)/kg/ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ngày, thông thường 375 mg đến 1000 mg/ngày.
Khi acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250 mg/ngày, sau đó tăng dần.
Trẻ em:
Glôcôm: Uống 8 - 30 mg/kg, thường 10 - 15 mg/kg hoặc 300 - 900 mg/m2 diện tích da/ngày, chia thành liều nhỏ.
Ðộng kinh: Giống liều người lớn. Tổng liều không vượt quá 750 mg.
Thuốc tiêm (khi không uống được, liều tiêm tương đương với liều uống được khuyến cáo)
Người lớn:
Glôcôm: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500 mg tương đương với acetazolamid tùy theo đáp ứng của người bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đường uống.
Lợi tiểu (để kiềm hóa nước tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc cần thiết để đạt được và duy trì tăng bài niệu kiềm.
Trẻ em:
Glôcôm cấp: Tiêm tĩnh mạch: 5 - 10 mg/kg cách 6 giờ/1 lần.
Lợi tiểu (để kiềm hóa nước tiểu): Tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg hoặc 150 mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm
1 lần/1 ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần.
Thận trọng khi dùng Acetazolamide
Bệnh tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi. Người bệnh dễ bị nhiễm acid, hoặc đái tháo đường.
Thời kỳ mang thai
Thuốc lợi tiểu thiazid và dẫn chất có thể đi qua hàng rào nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, acetazolamid không được sử dụng cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và gây ra các phản ứng có hại nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy không nên sử dụng acetazolamid đối với người cho con bú.
Chống chỉ định với Acetazolamide
Nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn.
Bệnh Addison.
Suy gan, suy thận nặng.
Giảm kali huyết, giảm natri huyết, mất cân bằng điện giải khác.
Quá mẫn với các sulfonamid.
Ðiều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết (vì acetazolamid có thể che lấp hiện tượng dính góc do giảm nhãn áp).
Tương tác thuốc của Acetazolamide
Sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, (glucocorticoid, mineralocorticoid) có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng điều trị và/hoặc tác dụng không mong muốn của amphetamin, chất kháng tiết acetyl- cholin, mecamylamin, quinidin có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đường huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đường. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xương.
Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao.
Tác dụng phụ của Acetazolamide
Thường gặp:
Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn.
Tiêu hóa: Thay đổi vị giác.
Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa.
Ít gặp:
Toàn thân: Sốt, ngứa.
Thần kinh: Dị cảm, trầm cảm.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Chuyển hóa: Bài tiết acid uric giảm trong nước tiểu, bệnh gút có thể nặng lên; giảm kali máu tạm thời.
Tiết niệu - sinh dục: Ðái ra tinh thể, sỏi thận, giảm tình dục.
Hiếm gặp:
Máu: Thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, loạn tạo máu.
Da: Ngoại ban, hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, rậm lông.
Mắt: Cận thị.
Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể giảm bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây chết do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu.
Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Ðiều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng natri bicarbonat.
Bảo quản Acetazolamide
Sau khi pha thành dung dịch, dung dịch thuốc tiêm vẫn có tác dụng trong một tuần nếu bảo quản lạnh. Tuy nhiên, vì thuốc không có chất bảo quản, nên phải sử dụng trong vòng 24 giờ.