Aescinate natri

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Aescinate natri
Dạng bào chế
Bột đông khô pha tiêm; dung dịch tiêm
Dược lực của Aescinate natri
Aescinate Natri làm giảm tính thẩm thấu của nước và protein qua mao mạch. Nó được dùng để điều trị các loại viêm nhiễm và phù nề khác nhau, để làm giảm sưng do thâm tím, gãy xương, chấn thương sọ não, sau phẫu thuật và sưng mô mềm sau chấn thương, và viêm tắc tĩnh mạch cấp. Aescinate Natri làm giảm hoạt tính các enzyme ở lysosome bằng cách làm ổn định màng lysosome và giới hạn sự phóng thích enzyme. Aescinate Natri cũng cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách tăng cường hiệu quả co thắt của noradrenaline - nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp động mạch và huyết áp tâm thu.
Dược động học của Aescinate natri
Sau liều tiêm tĩnh mạch, dược động học của Aescinate Natri tương ứng với mô hình 3 pha mở. Với liều tiêm tĩnh mạch 5mg Aescinate Natri (tốc độ tiêm truyền 718mg/phút) thời gian bán hủy t0.5 a là 6.6 phút, t0.5 B là 1.74 giờ và t0.5 Y là 14.36 giờ. Thể tích phân bổ ở điều kiện ổn định là 100.9 lít, thanh thải toàn phần là 21.8ml/phút và thanh thải thận là 1.7ml/phút. Khoản 8.2% thuốc bài tiết trong nước tiểu từ 0-120 giờ sau khi tiêm truyền.
Chỉ định khi dùng Aescinate natri
-Phù não do tắc mạch, xuất huyết não, chấn động não, viêm não cấp, phẫu thuật não, do chèn ép.-Phòng ngừa và điều trị phù nề do các loại phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ và hàm mặt. -Hội chứng đau đốt sống (cổ, lưng, thắt lưng) -Phù nề do chấn thương, gãy xương, đuụng giập, trật khớp... -Ứ máu tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch cấp : Suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh trĩ, viêm tắc bạch huyết. -Phù nề do tia xạ, bỏng, âm hộ và đáy chậu sau đẻ. 
Cách dùng Aescinate natri
- Chỉ được tiêm tĩnh mạch.• Người lớn: Liều tối đa là 20 mg/ngày.• Trẻ em 3 đến 10 tuổi: Liều tối đa mỗi ngày 0.2 mg/kg trọng lượng cơ thể.• Trẻ em 1-3 tuổi: liều tối đa mỗi ngày 0.1 mg/kg trọng lượng cơ thể.- Liều duy trì bằng một nửa liều trên.Quá LiềuCác dấu hiệu và triệu chứng khi quá liều cấp tính Aescinate natri bao gồm chóng mặt, đau đầu, lơ mơ, buồn nôn, tiêu chảy, co cơ, xuất huyết trên da, hẹp đồng tử, nhịp mạch chậm, suy thận.
Thận trọng khi dùng Aescinate natri
-không nên dùng cho bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, khi dùng cho các bệnh có giảm chức năng thận (vd: chấn thương phần mềm, chấn thương sọ não, bỏng nặng) chức năng thận cần được theo dõi cẩn thận từ khi bắt đầu sử dụng thuốc, và có thể ngừng sử dụng khi cần thiết.
-ống chỉ được dùng tiêm tĩnh mạch; trong trường hợp tai biến tiêm nhầm vào khe khớp, phải để lưu lại kim và tiêm vào đó 10ml dung dịch muối sinh lý 0.9%, chứa 10.000 U.I > heparin. Phong bế hạch cũng cần thiết.
Chống chỉ định với Aescinate natri
* Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
* Bệnh phù do bệnh tim mạch tan máu do nguồn gốc bệnh thận.
* Bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch.
* Phụ nữ uống thuốc tránh thai.
* Không tiêm vào trong khớp vì nguy cơ hoại tử mạch.
* Không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong khi cho con bú.
Tương tác thuốc của Aescinate natri
Sử dụng cùng lúc với aminoglycoside (vd: gentamycin) cần tránh vì Aescinate Natri có thể làm tăng nguy cơ độc thận. Aescinate Natri làm tăng hoạt tính thuốc chống đông khi dùng đồng thời. Trong trường hợp này liều có thể điều chỉnh tùy theo kết quả xét nghiệm lâm sàng (vd: thời gian prothrombin).
Sự gắn kết với protein huyết tương có thể bị thay đổi bởi một số kháng sinh (vd: Cephalotine có thể làm tăng nồng độ tập trung Aescinate Natri tự do trong huyết thanh), với Ampicilin tác dụng này yếu.
Không có bằng chứng về chống chỉ định trong khi mang thai, tuy nhiên không được dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong lúc cho con bú. Thuốc phải được dùng đường tĩnh mạch. Nếu dung dịch tiêm bị tiêm ngoài ven, cần tiêm procaine, hyaluronidase. Để tránh kích thích có thể ở thành tỉnh mạch, mũi kim tiêm không nên chạm vào thành tĩnh mạch (không nên tiêm vào tĩnh mạch nhỏ như ở mu tay) và tiêm không nên quá chậm.
Tác dụng phụ của Aescinate natri
Một số trường hợp có phản ứng dị ứng đã được báo cáo. Các phản ứng này có thể được điều trị như sau:
1) Các phản ứng cục bộ (ví dụ như ngứa, phù nề thanh quản): tiêm kháng histamine qua đường tĩnh mạch; tiêm tĩnh mạch kháng H2; tiêm tĩnh mạch hydrocotisone.
2) Giảm huyết áp: truyền các dung dịch thay thế huyết tương.
3) Trong trường hợp phản ứng quá mẫn nặng, sử dụng adrenaline tiêm tĩnh mạch. Điều trị này có thể lập lại sau 1-2 phút. Trong trường hợp có thể xuất hiện thay đổi nhịp tim, cần thận trọng trong trường hợp này.
4) Suy thận cấp đã được báo cáo ở một số bệnh nhân dùng quá 20mg/ngày.
Khuyên bệnh nhân thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.