Thuốc albiglutide kết hợp với tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát lượng đường cao trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Liều thông thường cho người lớn bị tiểu đường tuýp 2:
Liều ban đầu: bác sĩ sẽ tiêm dưới da cho bạn 30mg, 1 lần/tuần.
Nếu khả năng đáp ứng đường huyết không đủ, bác sĩ có thể tăng liều lên 50mg.
Liều duy trì: 30–50mg tiêm dưới da, 1 lần/tuần.
Đối với người bị suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng (eGFR 15–89 ml/phút/1,73m2): không nên điều chỉnh liều, bạn nên cẩn thận khi dùng ở liều bắt đầu hoặc khi tăng liều.
Liều dùng dành cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc chẹn beta (như metoprolol, propranolol, thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp như timolol) có thể ngăn chặn nhịp tim nhanh khi lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết). Các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như chóng mặt, đói hoặc đổ mồ hôi, không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này.
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, khiến việc kiểm soát bệnh khó khăn hơn. Trước khi bạn bắt đầu, dừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về ảnh hưởng của thuốc đến lượng đường trong máu của bạn. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh thuốc trị tiểu đường, chương trình tập thể dục hoặc chế độ ăn uống.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bạn có thể bị đau tại chỗ tiêm, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Nếu bất kỳ tác dụng nào trong số này kéo dài hoặc xấu đi, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết kịp thời.
Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: dấu hiệu của các vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu).
Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm: các dấu hiệu viêm tụy (như buồn nôn/nôn kéo dài, đau bụng/đau bụng dữ dội).
Mặc dù albiglutide thường không gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra nếu thuốc này được kê đơn với các thuốc trị tiểu đường khác. Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc liệu (các) liều thuốc tiểu đường khác của bạn có cần phải giảm không. Uống nhiều rượu, không bổ sung đủ calo từ ăn uống hoặc tập thể dục nặng cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Các triệu chứng có thể bao gồm đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, nhịp tim nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc ngứa tay/chân.
Bạn nên tạo thói quen mang theo viên ngậm glucose để điều trị lượng đường trong máu thấp. Nếu bạn không có sẵn viên ngậm này, hãy nhanh chóng ăn đường, mật ong, kẹo, uống nước trái cây hoặc soda để làm tăng đường huyết. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức về phản ứng và việc sử dụng các sản phẩm này. Để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp, bạn hãy ăn đúng giờ và không bỏ bữa. Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn bỏ bữa.
Các triệu chứng của lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, nhầm lẫn, buồn ngủ, đỏ bừng, thở nhanh và mùi hơi thở trái cây. Nếu các triệu chứng này xảy ra, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể cần điều chỉnh (các) thuốc trị tiểu đường của bạn.
Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.