– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới gồm: Viêm xoang, viêm tai giữa và viêm nắp thanh quản, viêm phổi do vi khuẩn. – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm thận – bể thận. – Nhiễm khuẩn trong ổ bụng (viêm phúc mạc, viêm túi mật,…) hoặc bệnh phụ khoa (viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu,…). – Viêm màng não. – Nhiễm khuẩn da, cơ, xương, khớp. – Nhiễm lậu cầu không biến chứng. - Chỉ định ở những bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng hoặc vùng chậu có thể bị nhiễm bẩn phúc mạc để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết thương hậu phẫu. Có thể dùng dự phòng nhiễm khuẩn hậu sản trong những trường hợp chấm dứt thai kỳ hoặc mổ lấy thai. - Dự phòng quanh phẫu thuật.
Cách dùng Ampimark-S
Tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch; *Người lớn: + Nhiễm khuẩn nhẹ 1,5 - 3 g/ngày. + Nhiễm khuẩn vừa tăng tới 6 g/ngày. + Nhiễm khuẩn nặng tăng tới 12 g/ngày, chia 3 - 4 lần.Liều tối đa là 4 g sulbactam/ngày. *Trẻ em, trẻ nhỏ, sơ sinh: 150 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần, riêng sơ sinh > 1 tuần, chia 2 lần/ngày. - Lậu liều đơn 1,5 g + uống 1 g probenecid. - Dự phòng quanh phẫu thuật 1,5 - 3 g tiêm lúc khởi mê, nhắc lại mỗi 6 - 8 giờ/24 giờ sau mổ.
Chống chỉ định với Ampimark-S
Quá mẫn với thành phần thuốc hay với penicillin.
Tương tác thuốc của Ampimark-S
– Cả Ampicillin và Sulbactam đều tương kỵ về mặt lý – hóa với aminoglycosid và có thể làm mất hoạt tính của aminoglycosid in vitro. – Probenecid ức chế cạnh tranh sự thải trừ của Ampicillin và Sulbactam qua ống thận, do đó làm tăng và kéo dài nồng độ của cả hai thuốc này trong huyết thanh. – Có sự gia tăng tần suất phát ban trên người bệnh có acid uric máu cao đang được điều trị đồng thời bằng Allopurinol và Ampicillin . – Ampicillin được thông báo là có ảnh hưởng đến xét nghiệm tìm glucose trong nước tiểu bằng phương pháp đồng sulfat, nhưng không ảnh hưởng đến xét nghiệm bằng phương pháp glucose oxidase .
Tác dụng phụ của Ampimark-S
- Ðôi khi: ban, tiêu chảy, đau nơi tiêm, phản ứng dị ứng. - Hiếm khi: đau ngực, mệt, khó chịu, nhức đầu, ớn lạnh, bệnh não, động kinh, ngứa buồn nôn, viêm ruột, viêm ruột giả mạc, tiểu khó, viêm âm đạo, giảm các huyết cầu, tăng men gan, viêm thận.
Đề phòng khi dùng Ampimark-S
Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, có thai & cho con bú.
Dùng Ampimark-S theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ampicillin
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ampicillin sodium
Dược lực của Ampicillin
Ampicilline là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ Beta-lactamines, nhóm Penicilline type A, độc tính thấp, phổ kháng khuẩn rộng.
Dược động học của Ampicillin
- Hấp thu: Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá nhanh và gần như hoàn toàn. Sau khi tiêm bắp 1 liều 500mg, sau 1 giờ đạt nồng độ dỉnh trong huyết tương, uống liều 500mg sau 2h đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương. - Phân bố: Khoảng 20% ampicillin liên kết với protein huyết tương. Ampicillin có thể tích phân bố lớn, khuếch tán qua nhau thai và tuần hoàn của thai nhi và vào nước ối. Ampicillin không qua được hàng rào máu não. Trong viêm màng não mủ, do hàng rào máu não bị viêm và thay đổi độ thấm, nên thông thường ampicillin thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương đủ để có tác dụng. - Thải trừ: thuốc thải trừ nhanh qua ống thận(80%) và ống mật.
Tác dụng của Ampicillin
Ampicilline tác dụng vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn. PHỔ KHÁNG KHUẨN - Các loài nhạy cảm : Streptococcus A; Streptococcus mitis, sanguis; Streptococcus D faecalis; Streptococcus pneumoniae; Meningococcus; Leptospira; Corynebacterium diphtheriae; Listeria monocytogenes; Clostridium; Fusobacterium; Escherichia coli; Proteus mirabilis; Salmonella; Shigella; Haemophilus influenzae; Bordetella pertussis; Brucella; Vibrio cholerae; Staphylococcus aureus (không kháng Beta-lactamase). - Các loài đề kháng : Staphylococcus kháng beta-lactamase; Klebsiella; Enterobacter; Serratia; Proteus rettgeri; Providencia; Pseudomonas; Mycoplasma; Chlamydia; Rickettsia; Acinetobacter.
Chỉ định khi dùng Ampicillin
Trong lâm sàng thường dùng ở các trường hợp sau: - Viêm màng não do trực khuẩn Gram âm. - Viêm đường dẫn mật. - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. - Viêm phế quản mãn tính đợt cấp tính. - Thương hàn.
Cách dùng Ampicillin
- Ampicillin ít dùng đường uống: Người lớn: uống 0,25 - 1,0 g x 3 - 4 lần/24 ngày. Thuốc nên uống xa bữa ăn. Trẻ em dưới 40 kg: 25 - 50 mg/kg/24h chia 3 - 4 lần. - Khi tiêm phải hoà tan với 2-3ml nước cất pha tiêm. Người lớn: Tiêm bắp: Mỗi lần 0,5-1 gam. Tiêm 2-4 lần/24 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Mỗi lần hoà tan 1-2gam trong 100ml dịch truyền. Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ. Truyền 3-4 lần/24 giờ. Trẻ em: Tuỳ theo trọng lượng cơ thể, từ 50-100mg/kg/24 giờ.
Thận trọng khi dùng Ampicillin
Chú ý đề phòng: - Cần thử phản ứng dưới da trước khi dùng. Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với Penicillin thì tuyệt đối không được dùng. - Ðể giảm bớt đau tại chỗ thì cần tiêm sâu, tiêm chậm. - Thuốc đã hoà tan cần tiêm ngay. Nếu muốn để lại cần để vào tủ lạnh nhưng không quá 24 giờ. Thận trọng lúc dùng: - Lưu ý nguy cơ xảy ra dị ứng chéo với các kháng sinh thuộc họ Cephalosporin. - Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, liều được điều chỉnh theo hệ số thanh thải creatinin hoặc theo hệ số creatinin huyết. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai: Do thuốc có thể qua hàng rào nhau thai nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Lúc nuôi con bú: Nhóm Penicilline đi qua sữa mẹ và có thể gây tai biến dị ứng ở trẻ. Do đó không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
Chống chỉ định với Ampicillin
- Quá mẫn cảm với nhóm Penicillin. - Nhiễm virus nhóm Herpes nhất là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Tương tác thuốc của Ampicillin
Không nên phối hợp Ampicilline với Allopurinol để tránh tăng nguy cơ gây phản ứng ở da.
Tác dụng phụ của Ampicillin
- Biểu hiện dị ứng: sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, hiếm khi gặp sốc phản vệ. - Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. - Phản ứng máu có thể phục hồi: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. - Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không. - Viêm thận kẽ cấp tính.
Dùng Ampicillin theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sulbactam
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Sulbactam sodium
Dược lực của Sulbactam
Sulbactam là kháng sinh nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế Beta -lactamase.
Dược động học của Sulbactam
Sulbactam hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đường tiêm. Thuốc khuyếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Tác dụng của Sulbactam
Sulbactam là chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta latam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế sulbactam dùng phối hợp với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamse như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, Branhamella, Klebsiella, Neisseria, Proteus, các vi khuẩn kỵ khí Bacteroides, Acinobacter.
Chỉ định khi dùng Sulbactam
Sulbactam phối hợp duy nhất với ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, niệu đạo, mô mềm, ổ bụng...gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase.
Cách dùng Sulbactam
Liều dùng cảu sulbactam được tính theo liều của ampicillin phối hợp với nó.
Chống chỉ định với Sulbactam
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ của Sulbactam
Thường gặp: rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy. Hiếm khi gặp buồn nôn, nôn, nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc. Dị ứng: nổi mẩn đỏ, ngứa.
Bảo quản Sulbactam
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để thuốc ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C.