Analgoquinin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Paracetamol, quinin sulfate
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 20 vỉ x 10 viên nén bao phim
Sản xuất
Công ty liên doanh Meyer-BPC - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-4253-05

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Paracetamol

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Paracetamol 325mg
Dược lực của Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.
Dược động học của Paracetamol
- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Tác dụng của Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Chỉ định khi dùng Paracetamol
- Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.Tính chất:Acetaminophen là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Acetaminophen ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày. Acetaminophen hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
Cách dùng Paracetamol
- Cách mỗi 6 giờ uống một lần.- Trẻ em từ  6 đến 12 tuổi: uống 1 viên/ lần.- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 ½ viên/ lần.Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.Lưu ý: 
* Liều tối đa/24 giờ: - Đối với trẻ em: uống không quá 5 lần/ ngày.* Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:                           - Có triệu chứng mới xuất hiện.                           - Sốt cao (39,5oC) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.                           - Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Quá liều Acetaminophen do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Acetaminophen (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.Biểu hiện của quá liều Acetaminophen: buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.Biểu hiện của ngộ độc nặng Acetaminophen: ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.Cách xử trí: Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Acetaminophen.Khi nhiễm độc Acetaminophen nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối.
Thận trọng khi dùng Paracetamol
Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p - aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.
Người bị phenylceton - niệu (nghĩa là thiếu hụt gan xác định tình trạng của phenylalamin đưa vào cơ thể phải được cảnh báo là một số chế phẩm paracetamol chứa aspartam, sẽ chuyển hoá trong dạ dày ruột thành phenylalamin sau khi uống.
Một số dạng thuốc paracetamol có trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe doạ tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn cả ở một số người quá mẫn.
Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Chỉ nên dùng paracetamol cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
Chống chỉ định với Paracetamol
Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
Tương tác thuốc của Paracetamol
Uống dài ngày liều cao Acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Acetaminophen. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Acetaminophen gây độc cho gan.
Tác dụng phụ của Paracetamol
Ít gặp: ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều khi dùng Paracetamol
Biểu hiện:
Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn hơn paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giừo sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p - aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trungương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Truỵ mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm,tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Điều trị:
Khi nhiễm độc nặng điều quan trọng trong điều trị quá liều là điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol.
Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol.
Đề phòng khi dùng Paracetamol
Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Acetaminophen với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Acetaminophen với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit. Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Acetaminophen, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa xác định được tính an toàn của Acetaminophen đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết. Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Acetaminophen không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản Paracetamol
Bảo quản thuốc ở dưới 40 độ C, tốt nhất là 15 - 30 độ C, tránh để đông lạnh dung dịch hoặc dịch treo uống.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần quinin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Quinin sulfat
Dược lực của Quinin
Quinin là alcaloid chiết xuất từ vỏ cây canh ki na, được dùng điều trị sốt rét từ lâu và hiện nay vẫn là thuốc trị sốt rét ác tính quan trọng.
Dược động học của Quinin
- Hấp thu: Khi uống quinin, 80% được hấp thu và dạt nồng độ tối đa trong máu sau 3 giờ. Sự hấp thu thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng bị chậm lại bởi các thuốc chống acid chứa nhôm.
- Phân bố: Ở người sốt rét, hệ số thanh thải giảm nhiều hơn thể tích phân bố nên nửa đời tăng khaỏng 11-18 giờ. Nồng độ quinin tự do trong huyết tương người bệnh cũng giảm từ 15% xuống còn 5-10% quinin toàn phần trong huyết tương, vì hàm lwongj alfa - 1 - glycoprotein tăng lên. Nồng độ trong hồng cầu khoảng 30-40% và trong dịch não tuỷ 2-5%. Quinin dễ dàng khuếch tán vào các mô của thai nhi.
- Chuyển hoá: thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan.
- Thải trừ: Quinin bài tiết qua thận với 20% ở dạng không biến đổi. Tăng bài tiết khi nước tiểu acid. Một phần quinin bài tiết vào dịch mật, nước bọt và sữa mẹ.
Tác dụng của Quinin
Tác dụng trên ký sin htrùng sốt rét:
Quinin có tác dụng chủ yếu là diệt nhanh thể phân liệt của Plasmodium falciparum, P . vivax, P . malariae, không có tác dụng diệt thể giao tử của P.falciparum. Do đó không dùng quinin để phòng bệnh. Quinin độc hơn, tác dụng kém hơn cloroquin trong phòng và điều trị sốt rét nặng và sốt rét ác tính do P . falciparum kháng cloroquin hoặc do các chủng đa kháng gây ra.
Cơ chế tác dụng của quinin trên ký sinh trùng sốt rét là ngăn cản tổng hợp acid nucleic hoặc giảm chức năng của thể tiểu giao tử.
TÁc dụng lên hệ cơ:
Quinin còn có tác dụng lên cơ giống curare do làm tăng ngưỡng nơi tiếp nối dây thần kinh vận động, phong bế dẫn truyền xung động.
Chỉ định khi dùng Quinin
Bệnh sốt rét: sốt rét thể nhẹ không biến chứng, sốt rét ác tính, sốt rét nặng, sốt rét có biến chứng.
Bệnh cơ: muối quinin được dùng điều trị và đề phòng rối loạn cơ ở chứng co cứng cơ ở cẳng chân tư thế nằm (chuột rút cẳng chân ban đêm). Để điều trị tăng trương lực cơ bẩm sinh, teo cơ tăng trương lực.
Bệnh do Babesia: Quinin dùng phối hợp với clindamycin để điều trị một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng Babesia microti.
Cách dùng Quinin
Chữa sốt rét:
- Sốt rét thể không biến chứng:
+ Người lớn: 600-650 mg/1 lần x 3 lần / 24h, điều trị trong 7 ngày.
+ Trẻ em: 10 mg/kg thể trọng/ 1 lần x 3 lần/24h, điều trị trong 7 ngày.
- Sốt rét não: truyền 20 mg/kg thể trọng trong 4 giờ, rồi chuyển sang liều duy trì 10 mg/kg thể trọng, truyền trong 2 giờ, cứ cách 8 giờ truyền một lần như vậy trong 7 ngày.
Chữa co cứng cơ cẳng chân tư thê nằm: phòng và điều trị chứng chuột rút cẳng chân ban đêm. Uống liều 200-400 mg lúc đi ngủ. tuy nhiên hiệu quả khỏi bệnh không đều và không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Chữa tăng trương lực cơ (bảm sinh, hoặc teo cơ): uống 300 mg, 2-4 lần/ngày.
Chữa bệnh do Babesia:
- Kết hợp với clindamycin như sau: tiêm clindamycin 1,2 g/lần x 2 lần trong ngày hoặc uống 600 mg/lần x 3 lần/ngày. Muối quinin: 650 mg/lần x 3 lần/ngày.
- Trẻ em: mỗi ngày dùng 20-40 mg clindamycin/kg thể trọng, chia 3 lần và 25 mg muối quinin/kg thể trọng chia 3 lần.
Thận trọng khi dùng Quinin
Tránh dùng khi bị bệnh nhược cơ, có thai (trừ trường hợp bị sốt rét nặng, ác tính).
Mờ mắt hoặc đổi màu sắc khi nhìn hoặc ù tai do dùng thuốc sinh ra, có thể nguy hiểm khi lái xe hoặc điều khiển máy móc.
Dùng thận trọng với những người bệnh: có biểu hiện quá mẫn, đặc biệt khi có các biểu hiện ở da, phù mạch, các triệu chứng về thị giác hoặc thính giác. Người bệnh có rung nhĩ thất, loạn nhịp, bệnh tim nặng, thiếu G6PD (glucose - 6- phosphat - dehydrogenase) vì có thể gây tan huyết, bệnh sốt đái nước tiểu đen, hạ đường huyết, suy thận. Cần theo dõi và giảm liều.
Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền chậm, tiêm bắp sâu và thay đổi vị trí tiêm.
Ngừng thuốc ngay nếu thấy biểu hiện triệu chứng tan huyết.
Chống chỉ định với Quinin
Có tiền sử quá mẫn với quinin, hoặc quinindin, dị ứng với các đồ uống có chứa quinin làm gia vị. Ù tai, viêm thần kinh mắt, có biểu hiện tan huyết.
Tương tác thuốc của Quinin
Các thuốc kháng acid chứa nhôm có thể làm chậm hấp thu quinin qua đường tiêu hoá, vì vậy uống hai loại thuốc cách xa nhau.
Cần điểu chỉnh liều khi phối hợp các thuốc sau với quinin vì những tương tác sau:
Cimetidin làm giảm thanh thải ở thận và tăng nửa đời của quinin nên làm tăng nồng độ quinin trong huyết tương. Ranitidin ít gây tác dụng này.
Rifampicin có thể làm tăng tốc độ thải trừ quinin lên 6 lần, làm giảm nồng độ quinin trong huyết tương.
Các thuốc gây acid hoá nước tiểu có thể làm tăng thải trừ quinin vào nước tiểu.
Quinin làm chậm hấp thu và tăng nồng độ digoxin trong huyết tương (và cácglycosid liên quan). Quinin làm tăng nồng độ warfarin trong huyết tương (và các chất chống đông liên quan).
Quinin làm tăng tác dụng của các thuốc phong bế thần kinh cơ và đối kháng với các thuốc ức chế acetylcholinesterase, do quinin tác dụng lên các điểm nối thần kinh cơ.
Tác dụng phụ của Quinin
Những tác dụng không mong muốn là do dùng liều cao hoặc có thể do các phản ứng quá mẫn và dị ứng của người bệnh.
Ít gặp: quá mẫn (hội chứng canhkina) biểu hiện bằng các triệu chứng ù tai, giảm thính lực tạm thời, nhức đầu, buồn nôn..., mờ mắt hoặc rối loạn màu sắc, kích thích mê sảng, nôn, đau bụng, ỉa chảy, khó thở.
Hiếm gặp: sốt, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, ngoại ban, mày đay.
Quá liều khi dùng Quinin
Quinin là thuốc có độc tính đáng chú ý và hơn nữa sự cảm thụ của từng người bệnh đối với quinin khác nhau nhiều. Dùng lâu dài trong điều trị, thậm chí cả trường hợp dùng đồ uống chứa quinin, đặc biệt dùng quá liều điều trị có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ hoặc lâu hơn.
Liều uống gây chết người đối với người lớn khoảng 2-8 g, với trẻ em là 1 g.
Các triệu chứng quá liều cấp tính gồm buồn nôn, nôn, ù tai, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, mắt đỏ, giảm thị lực, mù giãn cứng đồng tử, sốt, lú lẫn, động kinh.
Những tổn hại còn để lại về mắtlà những biểu hiện nặng nhất.
Các triệu chứng thường thấy ở mắt là giảm thị trường đồng tâm, hoặc điểm tối hình vòng.
Có thể gặp phức bộ QRS giãn rộng, loạn nhịp, đôi khi sóng T có dạng âm,loạn nhịp thất dạng xoắn đỉnh. Đã gặp tụt huyết áp, suy tim cấp tính. Trong trường hợp sau 24 giờ xuất hiện loạn nhịp nặng.
Sốt đái nước tiểu đen thwongf vì ngộ độc mạn tính do quinin gây ra: tán huyết nặng, hemoglobin huyết, hemoglobin niệu, nếu không chữa có thể gây suy thận và tử vong.
Xử trí:
Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, chú ý duy trì huyết áp, hô hấp, chức năng thận và chữa loạn nhịp tim. Các biện pháp bao gồm:
- Hạn chế hấp thu: uống than hoạt tính.
- Tăng thải trừ: uống than hoạt dạng hạt. Bài niệu acid, thẩm tách máu, truyền máu, thay đổi huyết tương đều không có hiệu quả trong việc làm tăng đào thải quinin. Phòng hoặc phục hồi tổn thương cõng mạc bằng cách dùng thuốc giãn mạch và phong bế hạch sao.
Trường hợp nhiễm độc tim nặng: dùng thuốc tăng lực co cơ như isoprenalin, dopamin, hoặc prenalterol.
Chữa co giật: dùng diazepam.
Điều trị loạn nhịp tim theo loại loạn nhịp, mức độ và tình trạng tim.
Bảo quản Quinin
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi khô, tránh ánh sáng trực tiếp, cách xa nơi ẩm và nóng.
Chú ý hạn dùng. Thuốc tiêm có thay đổi dù ít về màu sắc hoặc độ trong đều không an toàn cho sử dụng.