Ba kích chế

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Ba kích
Dạng bào chế
Nguyên liệu làm thuốc
Dạng đóng gói
Túi PE hàn kín chứa 50g, 100g, 250g, 500g, 1kg, 2kg, 3kg, 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 25kg
Sản xuất
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-31165-18
Tác dụng của Ba kích chế
+ Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
+ Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục).
+ Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
+ An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên).
+ Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
+ Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Tác dụng dược lý:
- Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
- Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học).
- Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt (Trung Dược Học).
- Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học).
- Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
- Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giáng áp huyết; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; chống ngủ ngon dùng Ba kích nhục (Trung Dược Dược lý, Độc lý Dữ Lâm Sàng).
- Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen (Trung Dược Học).
- Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Chỉ định khi dùng Ba kích chế
+ Trị liệt dương [âm nuy bất khởi] (Bản Kinh). + Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục). + Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu). + Trị nam giới bị mộng tinh, Di tinh, đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận). + Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục). + Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên). + Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, Di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách - Quảng Châu).
Cách dùng Ba kích chế
6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán...
Chống chỉ định với Ba kích chế
+ Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, đại tiện bón, tiểu đỏ, miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bứt rứt, khát nước, cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Âm hư, tiết tinh (do hỏa động), tiểu tiện không thông, miệng lưỡi khô, táo bón, kiêng dùng(Đắc Phối Bản Thảo).
+ Âm hư hỏa vượng, cấm dùng.
+ Người âm hư và bệnh tim không dùng.
+ Âm hư hỏa vượng, táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ba kích

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Ba kích

Ba kích là một loại thảo dược, có tên khoa học là morinda officinalis. Ba kích được sử dụng để cải thiện chức năng thận và điều chỉnh các vấn đề tiểu tiện, bao gồm sản xuất quá nhiều nước tiểu (polyuria) và đái dầm.

Ba kích cũng được sử dụng để điều trị ung thư, rối loạn túi mật, thoát vị, đau lưng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giải phóng các hormone của cơ thể (hệ nội tiết).

Đàn ông dùng ba kích để trị rối loạn cương dương (liệt dương) và các vấn đề về tình dục khác.

Ba kích có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Ba kích có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách làm tăng tác dụng của serotonin, một chất có trong não.

Tác dụng phụ của Ba kích

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.