- Tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, gầy mòn, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần, thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai, cho con bú, các bệnh nhân ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị hoặc do công tác. - Hỗ trợ điều trị trong các bệnh mạn tính, người cai nghiện, bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh tuổi già. - Các tình trạng căng thẳng quá độ (stress), lo âu làm việc trí óc.
Cách dùng BC tiphaplex
Uống 1 viên mỗi ngày sau bữa ăn sáng. Đợt điều trị: 3-4 tuần
Chống chỉ định với BC tiphaplex
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 4 tuổi.
Dùng BC tiphaplex theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Thiamine
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Thiamine nitrate
Dược lực của Thiamine
Thiamin là loại vitamin thuộc nhóm B, thường hay có tên là vitamin B1.
Dược động học của Thiamine
Sự hấp thu thiamin trong ăn uống hàng ngày qua đường tiêu hóa là do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ thiamin trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng. Tuy vậy, hấp thu liều cao bị hạn chế. Sau khi tiêm bắp, thiamin cũng được hấp thu nhanh, phân bố vào đa số các mô và sữa. Ở người lớn, khoảng 1 mg thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, và đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy thiamin thải trừ qua nước tiểu. Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử thiamin nguyên vẹn. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn.
Tác dụng của Thiamine
Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Lượng thiamin ăn vào hàng ngày cần 0,9 đến 1,5 mg cho nam và 0,8 đến 1,1 mg cho nữ khoẻ mạnh. Nhu cầu thiamin có liên quan trực tiếp với lượng dùng carbohydrat và tốc độ chuyển hóa. Ðiều này có ý nghĩa thực tiễn trong nuôi dưỡng người bệnh bằng đường tĩnh mạch và ở người bệnh có nguồn năng lượng calo lấy chủ yếu từ dextrose (glucose). Khi thiếu hụt thiamin, sự oxy hóa các alpha - cetoacid bị ảnh hưởng, làm cho nồng độ pyruvat trong máu tăng lên, giúp chẩn đoán tình trạng thiếu thiamin. Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff. Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt thiamin bao gồm khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim được biểu hiện bằng những thay đổi ÐTÐ (chủ yếu sóng R thấp, sóng T đảo ngược và kéo dài đoạn Q - T) và bằng suy tim có cung lượng tim cao. Sự suy tim như vậy được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất. Thiếu hụt thiamin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này. Do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ: Tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Do giảm hấp thu: Ỉa chảy kéo dài, người cao tuổi. Do mất nhiều vitamin này khi thẩm phân phúc mạc, thẩm phân thận nhân tạo.
Chỉ định khi dùng Thiamine
Ðiều trị và phòng bệnh thiếu thiamin. Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beriberi, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.
Cách dùng Thiamine
Cách dùng: Thiamin thường được dùng để uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều) hoặc thiếu hụt thiamin nặng (suy tim do beriberi, hội chứng Wernicke). Nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ; nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút. Liều dùng: Beriberi: Nhẹ: liều có thể tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 - 3 lần, uống hàng ngày. Nặng: liều có thể tới 300 mg, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày. Hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên: 100 mg. Thường các triệu chứng thần kinh đỡ trong vòng từ 1 - 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày: 50 - 100 mg/ngày, tiêm bắp. Ðợt điều trị: 15 - 20 lần tiêm. Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: 40 mg/ngày, uống. Viêm đa dây thần kinh do thiếu thiamin ở người mang thai: 5 - 10 mg, uống hàng ngày. Nếu nôn nhiều: tiêm bắp Beriberi trẻ em: Thể nhẹ: Uống 10 mg mỗi ngày. Suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg. Thường các triệu chứng đỡ nhanh. Liệu pháp vitamin liều cao để điều trị các triệu chứng không do thiếu vitamin: Không có cơ sở khoa học.
Thận trọng khi dùng Thiamine
Thời kỳ mang thai Không có nguy cơ nào được biết. Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg thiamin. Thiamin được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ thiamin trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu thiamin do rượu gây ra. Thời kỳ cho con bú Mẹ dùng thiamin vẫn tiếp tục cho con bú được. Khẩu phần thiamin hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của người cho con bú được cung cấp đầy đủ, thì không cần phải bổ sung thêm thiamin. Chỉ cần bổ sung thiamin nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đủ.
Chống chỉ định với Thiamine
Quá mẫn cảm với thiamin và các thành phần khác của chế phẩm.
Tương tác thuốc của Thiamine
Vitamin B1 có thể trộn trong dung dịch tiêm cùng với vitamin B6, và vitamin B12, hoặc phối hợp trong viên nén, viên bao đường với các vitamin khác và các muối khoáng.
Tác dụng phụ của Thiamine
Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm. Sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm, và chỉ tiêm thiamin đơn độc; nếu dùng phối hợp với các vitamin B khác thì phản ứng không xảy ra. Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng. Hiếm gặp, ADR Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn. Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp. Da: Ban da, ngứa, mày đay. Hô hấp: Khó thở. Phản ứng khác: Kích thích tại chỗ tiêm.
Bảo quản Thiamine
Chống nóng và ánh sáng trực tiếp. Ðể ở nhiệt độ trong phòng, nơi khô mát.
Dùng Thiamine theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B2
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Riboflavin
Dược lực của Vitamin B2
Riboflavin thuốc nhóm vitamin nhóm B (vitamin B2).
Dược động học của Vitamin B2
Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim. Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
Tác dụng của Vitamin B2
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu. Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sễ dần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như bệnh pellagra. Thiếu riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo glutathion reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ ăn uống hợp lý. Thiếu riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt riboflavin.
Chỉ định khi dùng Vitamin B2
Phòng và điều trị thiếu riboflavin.
Cách dùng Vitamin B2
Dạng uống điều trị thiếu riboflavin: trẻ em 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ. Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ. Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau: Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mg 6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5 mg 1 đến 3 tuổi: 0,8 mg 4 đến 6 tuổi: 1,1 mg 7 đến 10 tuổi: 1,2 mg 11 đến 14 tuổi: 1,5 mg 15 đến 18 tuổi: 1,8 mg 19 đến 50 tuổi: 1,7 mg Từ 51 trở lên: 1,2 mg Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch, thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truền một lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịhc truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.
Thận trọng khi dùng Vitamin B2
Sự thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Chống chỉ định với Vitamin B2
Quá mẫn với riboflavin.
Tương tác thuốc của Vitamin B2
Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin. Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Tác dụng phụ của Vitamin B2
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Bảo quản Vitamin B2
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng khô không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng lan toả. nhưng dạng dung dịch thì bị ánh sáng làm hỏng rất nhanh.