Becotopxil

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Acetaminophen, Guaifenesin, Oxomemazine, sodium benzoate
Dạng bào chế
Viên nang
Dạng đóng gói
hộp 1 lọ x 24 viên nang
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre - VIỆT NAM
Số đăng ký
V1048-H12-05
Chỉ định khi dùng Becotopxil
Ðiều trị các chứng ho khan, nhất là ho do dị ứng & do kích ứng ở người lớn & trẻ em > 1 tuổi.
Cách dùng Becotopxil
Ðiều trị ngắn ngày, những lúc ho.
Người lớn: 2 - 6 viên/ngày, chia làm 2 - 3 lần.
Chống chỉ định với Becotopxil
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy hô hấp, suy gan. Tiền sử mất bạch cầu hạt, bí tiểu do bệnh tiền liệt tuyến hoặc các bệnh khác, vài dạng tăng nhãn áp.
Tương tác thuốc của Becotopxil
Lưu ý khi phối hợp: thuốc hạ HA, atropine, thuốc gây trầm cảm hệ TKTW.
Tác dụng phụ của Becotopxil
Oxomemazin:
- Thường gặp: Buồn ngủ. Tăng độ quánh chất tiết phế quản, khô miệng, táo bón, bí tiểu. Chóng mặt, ban đỏ.
- Hiếm gặp: Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
- Rất hiếm gặp: Loạn vận động muộn do sử dụng kéo dài thuốc kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt, hiện tượng kích thích ở trẻ em và trẻ còn bú.
Guaifenesin:
- Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và ngoại tâm thu) ở những bệnh nhân nhạy cảm.
Paracetamol:
- Ít gặp: Ban. Buồn nôn, nôn. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
- Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.
Đề phòng khi dùng Becotopxil
Nguy cơ gây buồn ngủ khi lái xe & vận hành máy móc.
Kiêng rượu. Không phơi nắng hoặc tiếp xúc tia cực tím. Tiểu đường

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acetaminophen

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Tác dụng của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để chữa nhiều vấn đề y khoa như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.

Thuốc được chỉ định để điều trị đau nhẹ tới vừa: đau do hành kinh, nhức đầu, thoái hoá khớp, tổn thương mô mềm, kể cả đau nửa đầu; sốt (khi sốt làm người bệnh khó chịu), kể cả sốt sau tiêm chủng.

Thuốc acetaminophen có thể được sử dụng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.

Bạn uống thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể uống hoặc đặt viên đạn. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu paracetamol.

Nếu bạn không chắc về bất cứ vấn đề nào, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Acetaminophen

Liều thông thường cho người lớn bị sốt hoặc đau:

Đối với chế phẩm uống, bạn dùng như sau:

  • Dạng thuốc phóng thích nhanh: bạn dùng 325 mg đến 1 g uống mỗi 4 đến 6 giờ. Liều tối đa đơn liều là 1 g và tối đa 4 g trong 24 giờ;
  • Dạng thuốc phóng thích kéo dài: bạn dùng 1300 mg uống mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 3900 mg mỗi 24 giờ.

Đối với chế phẩm đặt trực tràng, bạn sử dụng 650 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg mỗi 24 giờ.

Liều thông thường cho trẻ bị sốt hoặc đau:

Trẻ dưới 12 tuổi được xác định liều dựa theo cân nặng, bạn cho trẻ uống 10 – 15 mg/kg mỗi liều, mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 5 liều trong 24 giờ.

Bạn có thể hiệu chỉnh liều cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 0-3 tháng (cân nặng từ 2,7-5,3 kg): bạn cho trẻ uống 40 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 1,25 ml;
  • Trẻ từ 4-11 tháng (cân nặng từ 5,4-8,1 kg): bạn cho trẻ uống 80 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 2,5 ml;
  • Trẻ từ 12-23 tháng (cân nặng từ 8,2-10,8 kg), bạn cho trẻ uống 120 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 3,75 ml. Đối với viên nén nhai (viên nén 80 mg), bạn cho trẻ uống 1,5 viên;
  • Trẻ từ 2-3 tuổi (cân nặng từ 10,9-16,3 kg), bạn cho trẻ uống 160 mg mỗi liều. Đối với dung dịch uống (160 mg/5 ml), bạn cho trẻ uống 5 ml. Đối với viên nén nhai, bạn cho trẻ uống 2 viên nén 80 mg hoặc 1 viên nén 160 mg;
  • Trẻ từ 4-5 tuổi (cân nặng 16,4-21,7 kg), bạn cho trẻ uống liều 160 mg. Bạn cho trẻ uống 7.5 ml dung dịch (160 mg/5 ml) hoặc 3 viên nén nhai 80 mg hoặc 1.5 viên nén nhai 160 mg;
  • Trẻ từ 6-12 tuổi, bạn cho trẻ uống 325 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 1,625 g mỗi ngày trong 5 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng các dạng thuốc sau:

Đối với dạng regular strength, bạn cho trẻ dùng 650 mg mỗi 4-6 giờ, không được vượt quá 3,25 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng extra strength, bạn cho trẻ dùng 1000 mg mỗi 6 giờ, không được vượt quá 3 g trong 24 giờ, dưới sự giám sát của chuyên viên y tế, liều có thể đạt 4 g mỗi ngày;

Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn cho trẻ uống 1,3 g mỗi 8 giờ, không được vượt quá 3,9 g trong 24 giờ.

Liều dùng phổ biến nhất của thuốc là acetaminophen 500mg, được dùng trong nhiều thuốc biệt dược.

Ngoài ra, thuốc acetaminophen có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng dung dịch, viên nén (viên hòa tan, viên nén nhai, viên nén phóng thích kéo dài, viên sủi bọt), viên nang, thuốc đặt, bột hoặc bột pha dung dịch, sirô, hỗn dịch hoặc elixir.
  • Hàm lượng: 325 mg-30 mg; 325 mg-60 mg; 120 mg-12 mg/5 ml; 300 mg-15 mg; 300 mg-30 mg; 300 mg-60 mg; 650 mg-30 mg; 650 mg-60 mg.
Thận trọng khi dùng Acetaminophen

Trước khi dùng thuốc acetaminophen, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc bất kì thành phần nào hoặc thuốc nào;
  • Những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng và những loại thảo dược;
  • Tiền sử bệnh, đặc biệt là bệnh gan (như suy gan), suy thận, thiếu máu mạn tính, thường xuyên sử dụng hoặc nghiện thức uống có cồn;
  • Bạn bị phenylketon niệu (một bệnh di truyền cần được kiểm soát bởi chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ thiểu năng trí tuệ) hoặc tiểu đường bởi vì một số dạng bào chế của acetaminophen như viên nhai có tá dược là đường và aspartame;
  • Bạn có thai khi đang sử dụng acetaminophen.

Acetaminophen chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với paracetamol.
  • Thiếu hụt G6PD.

Ngoài ra, acetaminophen có thể vào sữa mẹ, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú trong thời gian dùng acetaminophen.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Acetaminophen

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với acetaminophen khi dùng chung:

  • Giảm nồng độ thuốc trong máu của thuốc chống động kinh (như phenytoin, barbiturates, carbamazepine) khi dùng kèm với acetaminophen;
  • Thuốc acetaminophen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warfarin khi phối hợp trong thời gian dài;
  • Acetaminophen làm tăng hấp thu của metoclopramide và domperidone;
  • Acetaminophen có thể làm tăng nồng độ probenecid, chloramphenicol trong máu;
  • Acetaminophen làm giảm hấp thu của colestyramine;
  • Thuốc có thể gây hạ thân nhiệt quá mức khi dùng chung với phenothiazine.

Rượu và thuốc lá có thể làm tăng tác dụng phụ độc gan của acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Acetaminophen

Thuốc acetaminophen thường không có tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kì tác dụng bất thường nào của thuốc, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm xảy ra khi dùng thuốc này, bao gồm:

  • Phân có máu hoặc màu đen hoặc hắc ín;
  • Nước tiểu đục hoặc có máu;
  • Sốt kèm hoặc không kèm ớn lạnh (tình trạng này không xuất hiện trước khi điều trị);
  • Đau ở lưng dưới và/hoặc một bên lưng (đau nghiêm trọng hoặc đau nhói);
  • Xuất hiện đốm đỏ trên da;
  • Ban da, nổi mề đay, ngứa;
  • Đau họng (tình trạng này không xuất hiện trước khi dùng thuốc);
  • Đau, loét hoặc xuất hiện đốm trắng trên môi hoặc miệng;
  • Giảm lượng nước tiểu đột ngột;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Đột nhiên mệt hoặc yếu;
  • Vàng da hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Acetaminophen

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Trong vòng 24 giờ, nếu bạn dùng 10 – 15g hoặc 150mg/kg paracetamol có thể gây hoại tử tế bào gan nặng và đôi khi hoại tử ống thận. Cách xử trí là chuyển người bệnh đến ngay bệnh viện.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

 


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Guaifenesin

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
glyceryl guaiacolate
Dược lực của Guaifenesin
Guaifenesin là thuốc có tác dụng long đờm.
Tác dụng của Guaifenesin
Thuốc có tác dụng long đờm thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đờm, nó cũng làm trơn đường hô hấp bị kích thích.
Chỉ định khi dùng Guaifenesin
Giảm tạm thời xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản.
Guaifenesin phối hợp với các thuốc giảm ho, các kháng histamin...dùng trong các trường hợp cảm cúm có nhiều đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Thận trọng khi dùng Guaifenesin
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bệnh mạch vành, đau thắt ngực và đái đường.
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Chống chỉ định với Guaifenesin
Chống chỉ định với các bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Tương tác thuốc của Guaifenesin
Không dùng kết hợp thuốc với các chất ức chế men IMAO.
Tác dụng phụ của Guaifenesin
Hoảng sợ, khó chịu, kích thích, chóng mặt, đau đầu, lo âu, run và thậm chí ảo giác, co giật.
Bảo quản Guaifenesin
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để ở dưới 30? C, không bảo quản lạnh dạng thuốc lỏng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Oxomemazine

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thành phần
Oxomemazin
Dược lực của Oxomemazine
Oxomemazine, một dẫn xuất phenothiazin, là chất kháng histamine. Thuốc kết hợp với thụ thể histamine (H1), dẫn đến ức chế các tác dụng dược lý của histamine.Thuốc cũng có một số tác dụng an thần, kháng hệ đối giao cảm và tác dụng kháng serotonin.
Tác dụng của Oxomemazine
Oxomemazine, một dẫn xuất phenothiazin, là chất kháng histamine gây ngủ. Thuốc kết hợp với thụ thể histamine (H1), dẫn đến ức chế các tác dụng dược lý của histamine.
Thuốc cũng có một số tác dụng an thần, kháng hệ đối giao cảm và tác dụng kháng serotonin.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định khi dùng Oxomemazine
Điều trị triệu chứng các chứng ho khan khó chịu, nhất là ho do dị ứng và ho kích ứng.
Cách dùng Oxomemazine
Người lớn:5-13mg mỗi ngày chia thành các liều bằng nhau.Trẻ emTrẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi: 2,5-5mg/ngày.Trẻ trên 3 tháng tuổi: 5-20 mg/ngày, chia thành 2 đến 3 liều.
Thận trọng khi dùng Oxomemazine
- Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
- Vì thuốc có nguy cơ gây buồn ngủ nhất là khi mới điều trị, do đó bệnh nhân, đặc biệt là những người lái xe và sử dụng máy móc cần chú ý.
- Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Oxomemazine
Chống chỉ định khi suy hô hấp, vì trong trường hợp này cần ho để tránh tắc nghẽn phế quản.
Tương tác thuốc của Oxomemazine

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Oxomemazine
- Thường gặp: Buồn ngủ. Tăng độ quánh chất tiết phế quản, khô miệng, táo bón, bí tiểu. Chóng mặt, ban đỏ.
- Hiếm gặp: Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
- Rất hiếm gặp: Loạn vận động muộn do sử dụng kéo dài thuốc kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt, hiện tượng kích thích ở trẻ em và trẻ còn bú.
Bảo quản Oxomemazine

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.