Bidiferon

Thuốc Bidiferon dùng để phòng và điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở một số đối tượng như: sau khi cắt dạ dày, phụ nữ mang thai...

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Sắt (dưới dạng sắt II sulfat khô) 50mg; Acid Folic 0,35mg
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-31296-18
Tác dụng của Bidiferon

Thuốc Bidiferon chứa các hoạt chất với tác dụng:

  • Sắt: cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin, cytochrom C. Axit folic là yếu tố không thể thiếu cho quá trình tạo thành hồng cầu bình thường.
  • Axit folic: hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat.
  • Phối hợp axit folic và sắt có tác dụng tốt với thiếu máu khi mang thai hơn là khi dùng một chất đơn lẻ.

Bidiferon được dùng để phòng và điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai.

Chỉ định khi dùng Bidiferon
Phòng và điều trị các bệnh thiếu máu do thiếu sắt: sau cắt dạ dày, hội chứng suy dinh dưỡng và mang thai. 
Cách dùng Bidiferon
- Uống 1 viên/ ngày tương ứng 50 mg Sắt nguyên tố. - Chủ yếu uống trước bữa ăn, nhưng tùy thuộc vào khả năng gây kích ứng dạ dày mà có thể uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống với nửa cốc nước và không được nhai viên thuốc. 
Thận trọng khi dùng Bidiferon

Sử dụng thận trọng ở người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.

Thuốc Bidiferon chống chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi–derin, bệnh thiếu máu tan huyết
  • Hẹp thực quản túi cùng đường tiêu hóa
  • Bệnh nhân thiếu máu ác tính
  • Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.

Thuốc Bidiferon dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú để đề phòng thiếu sắt và axit folic.

Thuốc Bidiferon cũng không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Chống chỉ định với Bidiferon
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Cơ thể thừa sắt: bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosi-derin, bệnh thiếu máu tan huyết.
- Hẹp thực quản túi cùng đường tiêu hóa
- Bệnh nhân thiếu máu ác tính
- Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
Tương tác thuốc của Bidiferon

Thuốc Bidiferon có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây tương tác thuốc với Bidiferon gồm:

  • Ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin không nên dùng chung với Bidiferon
  • Các thuốc kháng axit như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat hoặc nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt
  • Các kháng sinh nhóm tetracyclin dùng chung với sắt sẽ làm giảm hấp thu của cả hai thuốc do tạo phản ứng chelat hóa
  • Sắt có thể làm giảm hấp thu penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormone tuyến giáp và muối kẽm.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định, chẳng hạn như khi dùng thuốc Bidiferon với nước chè sẽ làm giảm sự hấp thu sắt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Bidiferon

Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, phân đen.

Trong rất ít trường hợp, người dùng thuốc Bidiferon có thể nổi ban da.

Axit folic ở liều khuyến cáo thường không gây ra tác dụng phụ đáng kể.

Khi dùng thuốc quá liều, những trường hợp dùng quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ em, gây ra những triệu chứng như:

  • Kích thích và hoại tử dạ dày, ruột
  • Buồn nôn, nôn, tình trạng sốc
  • Sốt cao, giảm glucose huyết, nhiễm độc gan, suy thận
  • Cơn co giật và hôn mê
  • Dễ có nguy cơ thủng ruột nếu uống liều cao.

Liều độc: dưới 30mg ion sắt (II)/kg có thể gây ngộ độc ở mức độ trung bình và trên 60mg ion sắt (II)/kg gây ngộ độc nghiêm trọng.

Liều gây chết thấp nhất có thể từ 80–250mg ion sắt (II)/kg.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đề phòng khi dùng Bidiferon
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.
Bảo quản Bidiferon

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30ºC, tránh ánh sáng.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sắt

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Săt
Tác dụng của Sắt
Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.
Chỉ định khi dùng Sắt
Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.
Cách dùng Sắt
Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:
Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:
Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:
Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):
Dùng 256 mg sắt sulfat.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:
Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:
Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.
Liều dùng sắt cho trẻ em
Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;
Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;
Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;
Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;
Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;
Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;
Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.
Thận trọng khi dùng Sắt
Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
Cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng vì sắt không phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Người cao tuổi.
Có vấn đề ở dạ dày hoặc ruột, ví dụ như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm loét;
Thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, hoặc các loại thiếu máu khác;
Một tình trạng gây thiếu máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase [G6PD];
Các vấn đề máu, ví dụ như rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh thalassemia;
Truyền máu lượng lớn;
Đang dùng bất kỳ thuốc nào sau đây: một số loại kháng sinh (ví dụ như penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), các bisphosphonate (ví dụ như alendronate), levodopa, methyldopa, thuốc trị bệnh về tuyến giáp (ví dụ như levothyroxin).
Tác dụng phụ của Sắt
Táo bón;
Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;
Tiêu chảy;
Chán ăn;
Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;
Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;
Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
Có máu hoặc vệt máu trong phân;
Sốt.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acid Folic

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid folic 5mg
Chỉ định khi dùng Acid folic
- Kết hợp với vitamin B12 điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.- Phòng ngừa và điều trị thiếu acid folic ở phụ nữ có thai, có tiền sử mang thai bị dị tật ống thần kinh tủy sống để phòng ngừa dị tật này.Dược lực họcAcid folic là vitamin nhóm B. Trong cơ thể nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Acid folic cũng tham gia vào một số chuyển hoá biến đổi acid amin. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thiếu acid folic gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.Dược động họcThuốc được hấp thu chủ yếu ở đầu ruột non. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung hoạt động trong dịch não tủy, thải trừ qua thận. Acid folic đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ.
Cách dùng Acid folic
Điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:- Trẻ em > 1 tuổi và người lớn:Khởi đầu: uống 1 viên (5mg) mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 3 viên mỗi ngày.Duy trì: 1 viên, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.- Trẻ em > 1 tuổi: 500µg/kg/ngày.Phòng ngừa dị tật ống thần kinh:Phụ nữ mang thai có tiền sử thai nhi bị bất thường ống tủy sống ở lần mang thai trước: 4 - 5mg acid folic mỗi ngày, bắt đầu một tháng trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Tương tác thuốc của Acid folic
Dùng chung folat với sulphasalazin, thuốc tránh thai: hấp thu folat có thể bị giảm.
Dùng chung acid folic với thuốc chống co giật: nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Acid folic
Hiếm gặp: ngứa, nổi ban, mày đay và rối loạn tiêu hóa.
Đề phòng khi dùng Acid folic
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Thai kỳ
Acid folic liều cao chỉ nên dùng cho phụ nữ 1 tháng trước khi mang thai và 3 tháng sau khi mang thai ở phụ nữ có nguy cơ hoặc tiền sử mang thai bị bất thường về ống đốt sống thai nhi.