Bifradin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Cephradine
Dạng bào chế
thuốc bột tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ thuốc+1ống dung môi 10ml, hộp 10 lọ thuốc
Sản xuất
Công ty Dược & trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-3592-05
Chỉ định khi dùng Bifradin
Viêm amiđan, viêm họng, viêm phổi thùy, viêm phế quản, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm niệu đạo, ápxe, viêm tấy, mụn nhọt, chốc lở, viêm tai giữa, nhiễm trùng xương, nhiễm trùng huyết.
Cách dùng Bifradin
- Người lớn:
+ Nhiễm trùng xương: Tiêm IV 1 g x 4 lần/ngày.
+ Nhiễm trùng hô hấp, da & mô mềm, tiết niệu: tiêm IV hoặc IM 1 g x 2 lần/ngày.
+ Nhiễm trùng huyết tổng liều 8 g/ngày.
- Trẻ em: 50 - 100 mg/kg/ngày, chia 4 lần.
- Người Suy thận: chỉnh liều theo ClCr.
Chống chỉ định với Bifradin
Quá mẫn với Cefradine.
Tác dụng phụ của Bifradin
- Phát ban, mày đay, ban đỏ, ngứa, sốt, nổi hạch, phù, đau khớp, hiếm khi sốc, hội chứng Lyell, rối loạn tiêu hoá.
- Hiếm khi: rối loạn huyết học, tăng men gan, suy thận, viêm đại tràng giả mạc, viêm phổi mô kẽ, bội nhiễm.
- Rất hiếm: đau đầu, chóng mặt, khó chịu, đau thượng vị, viêm lưỡi.
Đề phòng khi dùng Bifradin
- Quá mẫn với penicillin, bệnh nhân suy thận nặng, tiền sử dị ứng: hen, phát ban, mề đay.
- Phụ nữ có thai & cho con bú không dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cephradine

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Cephradine
Dược lực của Cephradine
Cephradine là kháng sinh cephalosporin thế hệ I.
Dược động học của Cephradine
- Hấp thu: Cephradine bền vững ở môi trường acid và được hấp thu gần như hoàn toàn qua đường tiêu hoá.
- Phân bố: Khoảng 6-20% Cephradine liên kết với protein huyết tương. Thuốc phân bố rộng rãi trong các mô và dịch thể, nhưng ít vào dịch não tuỷ. Thuốc qua nhau thai và hệ tuần hoàn thai nhi và tiết với lượng nhỏ vào sữa mẹ.
- Chuyển hoá: Cephradine hầu như không chuyển hoá trong cơ thể.
- Thải trừ: Khoảng 60-90% hoặc hơn của một liều uống , tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch được bài tiết trong vòng 6 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường.
Tác dụng của Cephradine
Cephradine là một kháng sinh cephalosporin bán tổng hợp. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.
Cephradine có tác dụng với nhiều vi khuẩn gram dương bao gồm Staphylococcus aureus tiết hoặc không tiết penicillinase, các Streptococcus tan máu beta nhóm A, các Streptococcus nhóm B và Streptococcus pneumoniae.
Cephradine có tác dụng hạ chế đối với các vi khuẩn gram âm, mặc dù một vài chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và shigella có thể bị ức chế in vitro bởi những thuốc này.
Cephradine không có tác dụng chống Enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Bacteroides fragilis...
Chỉ định khi dùng Cephradine
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng-phế quản) & dưới (viêm phế quản cấp & mãn, viêm phế quản phổi, viêm phổi thuỳ). Nhiễm trùng da & mô mềm (ápxe, viêm mô mềm, mụn, nhọt, chốc lở). Giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu khi phẫu thuật có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Cách dùng Cephradine
Uống không phụ thuộc bữa ăn. Trẻ 6-12 tuổi: 10mL/lần x 2-4 lần/ngày. Trẻ 1-6 tuổi: 5mL/lần x 2-4 lần/ngày. Trẻ > 1 tuổi: 25 mg/kg/ngày, chia 2-4 liều hoặc 1.25-2.5mL/lần x 2 lần/ngày. Viêm tai giữa 10-20mL/lần x 2-3 lần/ngày. Tối đa 4g/ngày. Suy thận: chỉnh liều theo ClCr.
Thận trọng khi dùng Cephradine
Quá mẫn với penicillin. Suy thận.
Chống chỉ định với Cephradine
Quá mẫn với cephalosporin.
Tương tác thuốc của Cephradine
Dùng đồng thời probenecid uống sẽ cạnh tranh ức chế bài tiết của đa số các cephalosporin ở ống thận, làm tăng và kéo dài nồng độ của cephalosporin trong huyết thanh.
Tác dụng phụ của Cephradine
Viêm lưỡi, ợ nóng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm âm đạo, bội nhiễm nấm. Mề đay, nổi mẩn, đau khớp, phù.
Đề phòng khi dùng Cephradine
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai & cho con bú.