Biviantac

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Dịch chiết Codried powder (Aluminum oxide, magnesium hydroxide), Simethicone
Dạng bào chế
Viên nén nhai
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 40 viên nén nhai
Sản xuất
Công ty liên doanh BV Pharma - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-1116-06
Chỉ định khi dùng Biviantac
Giảm các triệu chứng do tăng tiết acid quá mức như khó tiêu, nóng bỏng vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi chua, tăng độ acid, đau rát dạ dày & các rối loạn thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.
Cách dùng Biviantac
Người lớn: 2-4 viên, trước bữa ăn, sau khi ăn 1 giờ hoặc khi đi ngủ.
Chống chỉ định với Biviantac
Không nên dùng cho bệnh nhân suy nhược cơ thể, suy thận, nhiễm kiềm, Mg máu tăng.
Tương tác thuốc của Biviantac
Thuốc làm giảm hấp thụ một số kháng sinh (như tetracycline), sắt.
Đề phòng khi dùng Biviantac
Ở bệnh nhân suy thận, Mg tích tụ trong máu cao gây mệt mỏi. Ở người ăn kiêng, hydroxit Al có thể gây táo bón. Hydroxit Al có thể gây thiếu hụt photpho làm loãng xương.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần magnesium hydroxide

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Magnesi hydroxide
Dược lực của Magnesium hydroxide
Là thuốc kháng acid, có tác dụng nhuận tràng.
Dược động học của Magnesium hydroxide
Magnesium hydroxyd phản ứng với hydrocloric tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 - 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Còn lượng magnesi hydroxyd nào chưa chuyển hoá thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hoá ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Tác dụng của Magnesium hydroxide

Thuốc magnesium hydroxide được sử dụng để điều trị chứng táo bón trong thời gian ngắn. Đây là một loại thuốc nhuận trường (loại thẩm thấu), hoạt động bằng cách dẫn nước vào bên trong ruột, giúp ruột bài tiết. Loại thuốc này còn được sử dụng để trung hòa axit trong dạ dày khi bạn mắc chứng ợ nóng, rối loạn tiêu hóa hoặc khó tiêu.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định khi dùng Magnesium hydroxide
Thuốc được dùng bổ trợ cho các biện pháp khác để giảm đau do loét dạ dày tá tràng và để thúc đẩy liền loét. Thuốc cũng được dùng để giảm đầy bụng do tăng acid, ợ nóng, khó tiêu và ợ chua (trào ngược dạ dày thực quản).
Cách dùng Magnesium hydroxide

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc chứng táo bón

Nếu thuốc có dạng lỏng, bạn uống từ 30 đến 60 ml một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ. Nếu dùng thuốc viên, bạn uống 8 viên thuốc một lần một ngày hoặc chia thành các liều.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc chứng khó tiêu

Nếu dùng thuốc dạng lỏng, bạn uống từ 5 đến 15 ml, 1-4 lần một ngày. Nếu dùng thuốc viên, bạn uống 2-4 viên sau mỗi 4 giờ, 4 lần 1 ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc chứng táo bón

Đối với thuốc dạng lỏng, bạn cho trẻ dùng theo liều lượng sau:

  • Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi: bạn cho trẻ uống 0,5 ml/kg mỗi liều;
  • Trẻ 2 đến 5 tuổi: bạn cho trẻ uống 5 đến 15 ml một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ;
  • Trẻ 6 đến 12 tuổi: bạn cho trẻ uống 15 đến 30 ml một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ;
  • Trẻ 13 đến 18 tuổi: bạn cho trẻ uống 30 đến 60 ml một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ.

Đối với thuốc viên, bạn cho trẻ dùng theo liều lượng sau:

  • Trẻ 3 đến 5 tuổi: bạn cho trẻ uống 2 viên một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ;
  • Trẻ 6 đến 11 tuổi: bạn cho trẻ uống 4 viên một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ;
  • Trẻ 12 đến 18 tuổi: bạn cho trẻ uống 8 viên một lần một ngày hoặc chia thành các liều nhỏ.

Liều lượng thông thường cho trẻ em mắc chứng khó tiêu

Bạn cho trẻ (từ 12-18 tuổi) dùng thuốc viên, uống 2–4 viên thuốc, 1 lần/4 giờ, 4 lần/ngày.

Thận trọng khi dùng Magnesium hydroxide

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh thận.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Magnesium hydroxide
Suy chức năng thận nặng (nguy cơ tăng magnesi máu).
các trường hợp mẫn cảm với các antacid chứa magnesi.
Trẻ nhỏ (nguy cơ tăng magnesi huyết), đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc trẻ bị suy thận).
Tương tác thuốc của Magnesium hydroxide

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng đông (như warfarin);
  • Thuốc trị nấm Azole® (ketoconazole), bisphosphonates (alendronate), nhựa trao đổi cation (sodium polystyrene sulfonate), cephalosporins (cephalexin), mycophenolate, penicillamine, thuốc kháng sinh quinolone (ciprofloxacin) hoặc tetracyclines (doxycycline).

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Viêm ruột thừa;
  • Đau dạ dày;
  • Tắc ruột;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Các vấn đề về thận;
  • Chảy máu ở trực tràng mà không xác định được nguyên nhân;
  • Phẫu thuật ở ruột.
Tác dụng phụ của Magnesium hydroxide

Bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy;
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban, ngứa ngáy, khó thở, co thắt ngực, sưng phù ở miệng, mặt, môi, lưỡi), biếng ăn, yếu cơ bắp, buồn nôn, phản xạ kém, nôn mửa.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Magnesium hydroxide
Gây ỉa chảy do tác dụng của muối magnesi hoà tan trên đường ruột.
Bảo quản Magnesium hydroxide

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Simethicone

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Simethicone
Dược lực của Simethicone
Cơ chế tác động:
Simethicon là một chất lỏng nhớt, trong mờ, màu xám, có chứa 4-7% (kl/kl) Silicon dioxyd. Cơ chế tác động của nó là làm giảm sức căng bề mặt các bong bóng hơi, khiến cho chúng kết hợp lại. Nó được sử dụng để loại bỏ hơi, khí hay bọt ở đường tiêu hóa trước khi chụp X-quang và để làm giảm căng bụng và khó tiêu. Nó được bài tiết theo phân ở dạng không biến đổi.
Sử dụng trị liệu:
Ðể làm giảm các triệu chứng đau do hơi dư thừa trong đường tiêu hóa. Ðược sử dụng như một chất hỗ trợ cho trị liệu nhiều chứng bệnh trong đó có vấn đề tắc nghẽn hơi như nghẽn hơi sau giải phẫu, do nuốt khí, khó tiêu cơ năng, loét dạ dày, kết tràng bị co thắt hay bị kích thích. Liều thông thường cho người lớn dùng uống là 160-400 mg/ngày được chia thành những liều nhỏ, dùng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Simethicon cũng được dùng kết hợp với các chất kháng acid, chất chống co thắt, các thuốc an thần và tiêu hóa.
Dược động học của Simethicone
Simethicon là 1 chất trơ về mặt sinh lý học; dường như nó không được hấp thu qua đường tiêu hóa hay làm cản trở tiết dịch vị hay sự hấp thu chất bổ dưỡng. Sau khi uống, thuốc này được bài tiết ở dạng không đổi vào phân.
Ðộc tính:
Ở loài chuột DD: sau khi uống, tiêm dưới da, tiêm màng bụng, người ta không nhận thấy có trường hợp tử vong nào. LD50 > 35.000.
Ở loài chuột cống Wistar: sau khi uống, tiêm dưới da, tiêm màng bụng. LD50 > 12.000.
- Simethicon rõ ràng không độc và chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ. Simethicon được khuyến cáo không nên dùng điều trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh vì có rất ít thông tin về sự an toàn của thuốc đối với trẻ sơ sinh và trẻ em.
- Simethicon không được hấp thu qua đường tiêu hóa, vì thế nó không có hoạt tính dược động học và sinh khả dụng. Nó không gây tác động có hại. Do tính chất không hấp thu, người ta đã báo cáo trên lâm sàng là không nhận thấy có bất kỳ các phản ứng phụ có ý nghĩa lâm sàng hay độc tính. Thêm vào đó, simethicon được kê toa phổ biến kết hợp với các chế phẩm kháng acid.
Thử nghiệm lâm sàng:
- Các kết quả thu được từ tổng số 130 trẻ em nhằm chứng minh sự hữu hiệu và vô hại của dược phẩm được dùng trong 2-3 tuần.
- Trong phần lớn các trường hợp, sự trướng bụng, dường như do rối loạn tiêu hóa, được giảm thiểu rất nhiều, có kết quả trên 1/2 các trường hợp trong việc làm giảm đau hay làm ngưng ói mửa.
- Trong trường hợp ói mửa do trướng khí dạ dày, các kết quả thu được, căn cứ vào một số ít trường hợp, có vẻ thấp hơn so với những chế phẩm làm đặc khác. Với liều dùng cao hơn có thể mang lại kết quả tốt hơn. Sự dung nạp ở ruột đối với L.J. 155 cho phép gấp đôi liều dùng, điều này làm gia tăng tác động nhũ hóa tương đối thấp với 1 đơn vị đo lường trộn lẫn trong bữa ăn.
- Trong nhiều trường hợp hội chứng nhiễm trùng ở trẻ em, thuốc này chắc chắn có ảnh hưởng thuận lợi do làm giảm sự trướng bụng và làm dễ dàng trở lại thói quen ăn uống bình thường. Có thể là vai trò này quan trọng hơn do là 1 chất bảo vệ chống lại các tổn thương hệ tiêu hóa và làm dễ dàng tác động của các enzym, mà điều này có lẽ giải thích sự tăng cân đặc biệt được nhận thấy ở một số bệnh nhân trong quá trình trị liệu.
Tác dụng của Simethicone
Simethicone làm giảm sức căng bề mặt của các bống hơi trong niêm mạc ống tiêu hoá, làm xẹp các bóng khí này, giúp cho sự tống hơi trong ống tiêu hoá, làm giảm sự sình bụng.
Simethicone không có độc tính , là một chất trơ về mặt hoá học và được dung nạp tốt vì vậy tiện dụng cho điều trị, ngăn ngừa những cảm giác khó chịu vì ứ hơi trong đường tiêu hoá và trướng bụng.
Simethicone còn có tác dụng làm ngắn đi thời gian di chuyển của hơi dọc theo ống tiêu hoá.
Chỉ định khi dùng Simethicone
- Tích tụ hơi ở đường tiêu hóa, cảm giác bị ép và đầy ở vùng thượng vị, trướng bụng tạm thời do không cẩn thận trong chế độ ăn hay thiếu tập thể dục, trướng bụng sau khi giải phẫu;
- Hội chứng dạ dày-tim, chuẩn bị cho xét nghiệm X-quang (dạ dày, ruột, túi mật, thận) và trước khi nội soi dạ dày.
Cách dùng Simethicone
Dạng viên nén nhai:Liều dùng thông thường cho người lớn là mỗi lần nhai kỹ 1 - 2 viên( 80mg) sau bữa ăn. Không nên sử dụng quá 12 viên/ngày trừ khi có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.Dạng hỗn dịch uống:Sử dụng ống nhỏ giọt để đo thể tích.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: 0,3ml (6 giọt) sau các bữa ăn hay bú.Trẻ em trên 2 tuổi: 0.6 - 1.2 ml (12 - 24 giọt) sau các bữa ăn.
Thận trọng khi dùng Simethicone
- Không được sử dụng quá 12 liều trong 1 ngày trừ khi có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
- Không dùng thuốc khi thuốc đổi màu hoặc có mùi lạ, khi nhũ dịch bị tách thành 2 lớp.
Chống chỉ định với Simethicone
Nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bảo quản Simethicone
Kín, nơi mát, tránh ánh sáng.