Người lớn: 30 - 60 mg/lần x 1 - 3 lần/ngày. Uống thuốc ngay sau khi ăn.
Chống chỉ định với Borisencin
Loét dạ dày, bất thường nghiêm trọng về huyết học, bệnh gan nặng, bệnh thận nặng, suy tim, tăng HA nặng, viêm tụy. Có thai hoặc nghi ngờ mang thai. Quá mẫn cảm với acemetacin, indomethacin, salicylic acid. Trẻ em.
Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, phân nước, khó tiêu, táo bón, viêm miệng, nứt lưỡi, vị đắng trong miệng, đại tiện ra máu, chảy máu, loét, thủng đường tiêu hóa.
Đề phòng khi dùng Borisencin
Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân có: Tiền sử loét dạ dày, bệnh về máu, suy gan, suy thận.
Dùng Borisencin theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Acemetacin
Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Acemetacin
Dược lực của Acemetacin
Acemetacin là một thuốc chống viêm không steroid.
Tác dụng của Acemetacin
Acemetacin là thuốc dùng để điều trị các tổn thương viêm và đau, đặc biệt tổn thương có liên quan đến hệ cơ xương. Acemetacin có hoạt tính giảm đau, kháng viêm và kháng bệnh thấp.
Chỉ định khi dùng Acemetacin
Dùng điều trị chứng đau do: Viêm khớp dạng thấp mạn tính. Kích ứng cấp tính liên quan với bệnh thoái hoá khớp đặc biệt các khớp lớn và cột sống. Bệnh Bechterew (viêm cứng cột sống). Đợt cấp của bệnh thống phong (gout). Viêm khớp, cơ và gân, viêm bao gân và viêm bao hoạt dịch. Đau lưng và thần kinh toạ. Viêm và sưng hậu phẫu và tổn thương mô mềm. Viêm tĩnh mạch nông và các tĩnh mạch khác.
Cách dùng Acemetacin
Liều lượng: tuỳ theo độ trầm trọng và bản chất của bệnh, liều dùng cho người lớn là mỗi lần 1 viên nang 60 mg x 1-3 lần/ngày. Tuỳ theo độ trầm trọng và mức độ cấp tính của bệnh, nếu cần có thể tăng liều. Đối với đợt cấp của bệnh thống phong liều là 180 mg acemetacin/ngày trong một thời gian ngắn khi bắt đầu điều trị. Đối với các bệnh nhân không bị rối loạn tiêu hoá có thể tăng liều lên 300 mg acemetacin/ngày. Đối với các triệu chứng trầm trọng, có thể tăng liều hàng ngày lên liều tối đa 600 mg acemetacin trong một thời gian ngắn. Cách dùng: nên nuốt trọn viên trong bữa ăn với một ít nước.
Thận trọng khi dùng Acemetacin
Thận trọng khi dùng thuốc cho các trường hợp sau: Bệnh nhân bi động kinh (bệnh co giật), bệnh Parkinson hay có tiền căn rối loạn tâm thần vì Acemetacin có thể làm nặng thêm các triệu chứng của các bệnh nói trên. Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân đang mang thai ở ba tháng đầu và ba tháng giữa của thai kỳ. Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá hay có tiền sử loét dạ dày hay ruột, hay viêm ruột. Bệnh nhân có tổn thương gan hay thận, bị cao huyết áp và hoặc có cung lượng tim thấp (suy tim). Bệnh nhân lớn tuổi. Cần thận trọng khi sử dụng Acemetacin cho các bệnh nhân bị hen, bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, sốt rơm rạ hoặc bị sưng niêm mạc mũi mạn tính và các trường hợp bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với thuốc chống viêm không steroid. Không nên dùng thuốc lúc lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể ảnh hưởng lên tốc độ phản ứng đến mức làm rối loạn khả năng điều khiển phương tiện, vận hành máy móc, hay làm việc ở nơi chênh vênh.
Chống chỉ định với Acemetacin
Rối loạn tạo máu chưa rõ nguyên nhân. Quá mẫn với các thành phần của thuốc. Phụ nữ đang mang thai tháng cuối của thai kỳ. Không nên dùng cho trẻ em dưới 14 tuổi.
Tương tác thuốc của Acemetacin
Dùng acemetacin cùng với digoxin có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu. Lithium dùng cùng với acemetacin cầntheo dõi sự bài tiết của lithium qua thận. Dùng acemetacin cùng với các thuốc ức chế đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu. Corticoid hay các thuốc kháng viêm khác cùng với acemetacin làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá. Acetylsalicylic acid dùng với acemetacin làm giảm nồng độ acemetacin trong máu. Probenecid dùng đồng thời với acemetacin làm cho sự bài tiết của acemeacin có thể bị chậm lại. Kháng sinh nhóm penicillin dùng với acemetacin: làm chậm bài tiết penicillin. Thuốc lợi tiểu và các thuốc hạ huyết áp khác dùng cùng với acemetacin sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu (tăng kali huyết), phải theo dõi thường xuyên nồng độ kali. Các thuốc tác động lên thần kinh trung ương hay rượu dùng đồng thời với acemetacin thì cần lưu ý đặc biệt.
Tác dụng phụ của Acemetacin
Thỉnh thoảng: buồn nôn, nôn, cảm giác say sóng, đau bụng, tiêu chảy, ăn mất ngon, xuất huyết tiêu hoá kín đáo, loét đường tiêu hoá, nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, ù tai. Hiếm gặp: lo âu, lú lẫn, loạn tâm thần, hoang tưởng, trạng thái trầm cảm , kích thích, yếu cơ, bệnh lý thần kinh ngoại biên, tổn thương thận, phù, tăng huyết áp, tăng kali huyết, phản ứng quá mẫn với biểu hiện đỏ da, nổi ban ngoài da, nổi ban trong niêm mạc, phù mạch thần kinh, vã mồ hôi nhiều, nổi mề đay, ngứa, rụng tóc, phản ứng dạng phản vệ, giảm bạch cầu, tăng men gan, tăng ure huyết. Trường hợp điều trị dài hạn: giảm săc tố võng mạc (giảm chức năng của võng mạc đối với các thay đổi màu sắc), đục giác mạc. Các trường hợp cá biệt: giảm hồng cầu, hay giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, phản ứng trầm trọng ở da, phản ứng dị ứng với phù mạch...
Quá liều khi dùng Acemetacin
Quá liều thuốc hay dùng sai thuốc có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau thượng vị, vã mồ hôi, rối loạn thần kinh trung ương, cao huyết áp, sưng mắt cá chân, giảm lượng nước tiểu trầm trọng, bài tiết hồng cầu trong nước tiểu, ức chế hô hấp, co giật và hôn mê. Chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu.
Bảo quản Acemetacin
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C.