Cadef

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Nhân sâm, Tam thất, Hoài sơn, Trinh nữ, Men bia, Phấn hoa, Mầm thóc, Tỏi, Chè đọt, Dừa cạn, Bột gấc
Dạng bào chế
Viên nang
Dạng đóng gói
hộp 10 gói x 5 gam viên hoàn cứng
Sản xuất
Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco - VIỆT NAM
Số đăng ký
V975-H12-10
Chỉ định khi dùng Cadef
- Tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hoá trị liệu: tăng lượng bạch cầu, tiểu cầu, Hemoglobin, Gamaglobulin, tăng cường CD4, CD8 và đưa tỷ lệ CD4, CD8 trở lại giá trị bình thường.
-Tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Cách dùng Cadef
Hỗ trợ trong điều trị ung thư, phối hợp liệu pháp chiếu tia xạ, hoá chất, phẫu thuật khổi u: Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 gói. Uống trước khi ăn.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhân sâm

Thành phần
Cao nhân sâm

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tam thất

Nhóm thuốc
Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
Thành phần
Tam thất
Tác dụng của Tam thất
- Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh, làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm, làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống.
- Tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm.
- Tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm, tác dụng điều hoà hoạt động của tim
- Hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch.
- Giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
Chỉ định khi dùng Tam thất
- Chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.- Tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm, rút ngắn thời gian đông máu, tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp, tác dụng kích dục, đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục, giãn mạch ngoại vi và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương, điều hòa miễn dịch, kích thích tâm thần, chống trầm uất.- Cầm máu và giải ứ trệ. Hoạt huyết và giảm đau. có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
Cách dùng Tam thất
- Theo Dược điển Việt Nam, liều lượng uống từ 4 đến 5g mỗi ngày; theo tài liệu nước ngoài lại ghi uống từ 6 – 10 g mỗi ngày.Một số trường hợp bệnh nhân ung thư dùng từ 10 – 20 g mỗi ngày chia làm 4 đến 5 lần uống.Tam thất dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột, dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.- Người ta dùng tam thất để hỗ trợ điều trị ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng tốt;Lưu ý: Tác dụng của hoa tam thất còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người..
Chống chỉ định với Tam thất
Phụ nữ có thai tuyệt đối không được uống tam thất.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Trinh nữ

Tác dụng của Trinh nữ

Cây trinh nữ đôi khi được gọi là “thảo mộc của phụ nữ.” Thuốc được sử dụng để điều tiết kinh nguyệt, giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các nốt sần ngực, vô sinh, ngừa sẩy thai ở phụ nữ có nồng độ progesterone thấp, kiểm soát chảy máu và giúp cơ thể người mẹ đẩy thai sau ra khi sinh con, cũng như tăng sữa mẹ.

Một số đàn ông dùng cây trinh nữ để tăng nước tiểu, để điều trị u xơ tuyến tiền liệt và làm giảm ham muốn tình dục.

Cây trinh nữ cũng được dùng để chữa mụn trứng cá, bồn chồn, mất trí nhớ, cảm lạnh, đau bụng, rối loạn lá lách, đau đầu, đau nửa đầu, đau mắt, viêm cơ và sưng tấy.

Một số người đắp cây trinh nữ lên da để diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa côn trùng đốt.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu xác nhận khả năng ức chế bài tiết prolactin. Những nghiên cứu này cho rằng cây trinh nữ có thể có tác dụng với tất cả các bệnh về kinh nguyệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trinh nữ làm giảm đáng kể các triệu chứng chứng tiền kinh nguyệt.

Cách dùng Trinh nữ

Bạn có thể dùng chiết xuất từ quả cây trinh nữ từ là 20 – 40 mg/ngày. Liều dùng của cây trinh nữ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây trinh nữ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất dung dịch cồn;
  • Chiết xuất dạng lỏng;
  • Chiết xuất dạng chất rắn;
  • Viên nang;
  • Bột;
  • Trà;
  • Rượu thuốc.
Tác dụng phụ của Trinh nữ

Cây trinh nữ khá an toàn. Thuốc chỉ có thể gây tác dụng phụ nhẹ nhưng tương dối dễ điều trị bao gồm gây ngứa, phát ban, đau đầu, mệt mỏi, mụn trứng cá và rối loạn kinh nguyệt.

Một số phụ nữ nhận thấy sự thay đổi trong điều tiết kinh nguyệt khi họ bắt đầu dùng cây trinh nữ.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.