Calcinol Syrup F

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcium lactobionate, Calcium Gluconate, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin D3
Dạng bào chế
Siro
Dạng đóng gói
Chai 60ml
Sản xuất
Raptakos Brett & Co., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Raptakos Brett & Co., Ltd - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-5720-08
Chỉ định khi dùng Calcinol Syrup F
- Cung cấp vitamin hàng ngày cho trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng và thời gian phục hồi sức khoẻ ( sau khi ốm, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật).
- Dùng trong các trường hợp thiếu hụt vitamin. Đặc biệt dùng cho trẻ em lười ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Cách dùng Calcinol Syrup F
- Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml mỗi ngày. - Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: 10 ml mỗi ngày, chia làm 1-2 lần. - Uống hàng ngày.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcium Gluconate

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calci gluconate
Dược lực của Calcium gluconate
Calcium gluconate là thuốc bổ sung calci.
Dược động học của Calcium gluconate
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hoà chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca++, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hoà nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Tác dụng của Calcium gluconate
Calci gluconat tiêm là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và hoặc tróc vẩy và apxe.
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci. HẠ calci huyết trong các trường hợp: suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dụng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.
Calci gluconat tiêm cũng được dùng trogn trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric.
Chỉ định khi dùng Calcium gluconate
Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hoá sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu. 
Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng huỷ vitamin D). 
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.Tăng Kali huyết, tăng magnise huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.
Cách dùng Calcium gluconate
Cách dùng: calci gluconate có thể tiêm, uống hoặc dùng tại chỗ, tính theo calci nguyên tố.
Liều dùng:
Liều uống:
- Người lớn: chống giảm calci huyết hoặc bổ sung dinh dưỡng, uống 8,8 đến 16,5 g (800 - 1500 mg calci ion) mỗi ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
- Trẻ em: chống giảm calci huyết: uống 500 - 720 mg (45 - 65 mg calci ion)/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Liều tiêm:
- Người lớn: chống giảm calci huyết cấp hoặc bồi phụ điện giải, tiêm tĩnh mạch 970 mg (94,7 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. Liều có thể lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Hội chứng xương tái khoáng hoá: calci gluconat pha loãng trong dung dịch đẳng trương và cho truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,5 - 1 mg/phút (cho tới 2 mg hoặc hơn mỗi phút).
Chống tăng kali huyết: tiêm tĩnh mạch 1 - 2 g (94,7 - 189 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Chống tăng magnesi huyết: tiêm tĩnh mạch 1 - 2 g (94,7 - 189 mg calci ion) cho với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Liều kê đơn giới hạn cho người lớn là 15 g (1,42 g calci ion)/phút).
Trẻ em: chống hạ calci huyết cấp: tiêm tĩnh mạch 200 - 500 mg (19,5 - 48,8 mg calci ion) cho làm 1 liều duy nhất, với tốc độ không vượt qúa 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Thay máu ở trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch 97 mg (9,5 mg calci ion) cho sau mỗi lần thay 100 ml máu citrat.
Bỏng do acid hydrofluoric: bôi gel gluconat sau khi đã rửa bằng nhiều nước. Tiêm dưới da chỉ trong trường hợp này, có tác dụng rất tốt trong điều trị bỏng acid hydrofluoric ở da. Dùng kim tiêm cỡ 25 - 30, với liều lượng 0,5 ml/cm2 da, tiêm dưới da vào dưới mô bị bỏng.
Ngộ độc acid hydrofluoric toàn thân: thêm 20 ml dung dịch calci gluconat 10% (189 mg ion calci) vào 1 lít dịch truyền đầu tiên.
Thận trọng khi dùng Calcium gluconate
Tránh dùng đường tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5 ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch, dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hoá (chỉ dùng 2 -3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác). Phải tránh dùng calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycosid trợ tim, trường hợp thật cần thiết, calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.
Chống chỉ định với Calcium gluconate
Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá huỷ xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tương tác thuốc của Calcium gluconate
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận, các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid, digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycosid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hoá. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci và tạo thành những phức hợp khó hấp thu. Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholesteramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
Tác dụng phụ của Calcium gluconate
Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau và hoặc có cảm giác ấm lên hạơc nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.
Quá liều khi dùng Calcium gluconate
Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng tiêm calci hoặc bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta - adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm phân máu, có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.
Bảo quản Calcium gluconate
Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng (dưới 40 độ C) tốt nhất trong khoảng 15 -30 phút. Tránh để đóng băng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin A

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin A
Dược lực của Vitamin A
Vitamin A là vitamin tan trong dầu.
Dược động học của Vitamin A
- Hấp thu: vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường tiêu hoá thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hoá.
- Phân bố: Vitamin A liên kết với protein huyết tương tháp, chủ yếu là alfa-globulin, phân bố vào các tổ chức củacơ thể, dự trữ nhiều nhất ở gan.
- Thải trừ: thuốc thải trừ qua thận và mật.
Tác dụng của Vitamin A

Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu. Vitamin A còn được gọi là retinol, thường được sử dụng cho trong các trường hợp:

  • Điều trị tình trạng thiếu vitamin A;
  • Giảm các biến chứng của bệnh, ví dụ như sốt rét, HIV, bệnh sởi và tiêu chảy ở trẻ em mắc tình trạng thiếu vitamin A;
  • Điều trị kinh nguyệt nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm men, bệnh xơ nang của vú và giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ;
  • Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, sinh con hoặc cho con bú từ mẹ nhiễm HIV;
  • Giúp tăng số lượng tinh trùng ở nam giới;
  • Cải thiện tầm nhìn và điều trị rối loạn mắt như: bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hoá (AMD), tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể;
  • Điều trị bệnh về da bao gồm: mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến, mụn rộp, vết thương, bỏng, cháy nắng, bệnh dày sừng nang lông, bệnh vảy cá, bệnh li ken phẳng sắc tố, bệnh vảy phấn đỏ nang lông;
  • Điều trị loét đường tiêu hóa, bệnh Crohn, bệnh nướu răng, tiểu đường, hội chứng Hurler (mucopolysaccharidosis), nhiễm trùng xoang, sốt cỏ khô, và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI);
  • Điều trị nhiễm vi khuẩn Shigella, các bệnh hệ thần kinh, nhiễm trùng mũi, mất khứu giác, hen suyễn, đau đầu dai dẳng, sỏi thận, tuyến giáp hoạt động quá mức, thiếu máu thiếu sắt, điếc, ù tai;
  • Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim và hệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch;
  • Cải thiện lành vết thương, làm giảm nếp nhăn, và để bảo vệ da chống lại tia cực tím.

Khi dùng vitamin A, bạn nên dùng retinol theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể nuốt thuốc viên nang hoặc viên nén trong trường hợp sử dụng viên thuốc nang hoặc viên nén. Trong trường hợp sử dụng thuốc dạng lỏng, đo thuốc bằng muỗng đo hoặc cốc đo liều đặc biệt, không phải bằng muỗng ăn thông thường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng nhiều hoặc ít hơn so với liều khuyến cáo của vitamin A.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Vitamin A
Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt.Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai.Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.
Cách dùng Vitamin A

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiếu hụt vitamin A, không liên quan đến bệnh khô mắt:

Bạn dùng 100000 IU uống hoặc tiêm bắp trong ba ngày, tiếp theo là 50000 IU mỗi ngày trong hai tuần. Sau hai tuần, banjn dùng liều hàng ngày 10000-20000 IU trong vòng hai tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn trong chương trình can thiệp cộng đồng:

Bạn dùng liều duy nhất 20000 IU uống mỗi tháng trong vòng 6 tháng, 4 tháng hoặc 1 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm khớp:

Bạn dùng 0,5 mg/kg etretinate (một dạng vitamin A) uống trong bốn tuần, sau đó giảm xuống 0,25 mg/kg hàng ngày nếu thiếu cải thiện hoặc mắc tác dụng phụ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư vú:

Bạn dùng 1000-6000 mg retinol và 3000 IU-10000 IU vitamin A hàng ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư dạ dày và ruột:

Bạn dùng 5000 IU và 50000 IU mỗi tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm những tác dụng phụ liên quan đến ung thư:

Bạn dùng 100000 IU vitamin A tiêm mỗi tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư cổ tử cung:

Việc bổ sung vitamin A  có thể cần được thực hiện trong 1-3 năm.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư đại trực tràng:

Bạn có thể dùng 25000 IU vitamin A kết hợp với 30 mg beta-carotene một lần mỗi ngày đến 7 năm nếu thiếu hiệu quả.

Liều dùng thông thường cho người lớnđể hỗ trợ nhiễm HIV:

Phụ nữ và trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh có thể dùng một liều lớn vitamin A (400000 IU ở người lớn và 50000 IU ở trẻ em) trong hai năm.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được dùng sắt và folate riêng rẽ hoặc kết hợp với vitamin A (tương đương 3 mg retinol) hàng ngày bằng đường uống từ tuần thứ 18-28 của thai kỳ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh gan:

Bạn dùng liều hàng ngày là 5000 IU vitamin A trong 6 tháng hoặc 10000 IU vitamin A trong 4 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư phổi:

Bạn dùng 20-50 mg beta-carotene uống hàng ngày hoặc cách ngày trong 5-12 năm.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh vảy nến:

Bạn có thể dùng liều 1 mg/kg hàng ngày. Ngoài ra, 10-75 mg acitretin được dùng bằng đường uống hàng ngày, riêng lẻ hoặc kết hợp với psorlen và với tia cực tím A/B (PUVA/PUVB), và liều 1 mg/kg hoặc 75 mg etretinate được dùng bằng đường uống hàng ngày trong sáu tuần đến 12 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn đối với tác dụng phụ của xạ trị:

Bạn dùng 10000 IU retinyl palmitate hàng ngày trong 90 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh viêm võng mạc sắc tố (rối loạn thị giác):

Bạn dùng liều 15000 IU vitamin A palmitat hàng ngày dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Liều dùng thông thường cho người lớnmắc bệnh ung thư da:

Bạn dùng100000 IU vitamin A uống hàng ngày trong 18 tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào:

Bạn cho trẻ dùng 25-45 mg tất cả dạng trans axit retinoic (ATRA) hàng ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu máu:

Bạn cho trẻ dùng 3000 mg vitamin A uống mỗi ngày trong hai tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ em sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi:

Bạn cho trẻ dùng 2000 IU uống hàng ngày hoặc dùng 4000 IU uống ba lần mỗi tuần.

Liều dùng thông thườngđể thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em:

Bạn cho trẻ dùng 60 mg vitamin A, chia thành 1-6 liều cách nhau 4-6 tháng, trong 12-104 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

Bạn cho trẻ dùng 3000 mg dạng tương đương hoạt động retinol (Raes) hàng ngày ở trẻ em trên 8 tuổi.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh sốt rét:

Bạn cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi dùng một viên nang (hay nửa viên nang nếu trẻ hơn 12 tháng) chứa 200000 IU vitamin A) mỗi ba tháng trong 13 tháng.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Vitamin A có dạng viên nang mềm và hàm lượng vitamin A 5000 IU, vitamin A 10000 IU, vitamin A 25000 IU.

Thận trọng khi dùng Vitamin A

Trước khi dùng vitamin A, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với vitamin A hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Vitamin A
Dùng đồng thời với dầu parafin.
Người bệnh thừa vitamin A.
Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.
Tương tác thuốc của Vitamin A

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng những thuốc sau đây:

  • Các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, ví dụ, aspirin, thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®) hoặc heparin, thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel (Plavix®), và các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Motrin®, Advil® ) hoặc naproxen (Naprosyn®, Aleve®);
  • Thuốc chuyển hóa bởi hệ thống enzyme cytochrome P450 của gan;
  • Thuốc trầm cảm;
  • Thuốc tiêu chảy;
  • Thuốc hạ cholesterol;
  • Thuốc điều trị bệnh dạ dày và rối loạn đường ruột;
  • Thuốc giảm cân;
  • Thuốc trị giun;
  • Thuốc tác động đến hệ thần kinh;
  • Thuốc tác động đến gan, rượu, kháng sinh, chất trị ung thư, kháng nấm, thuốc trị sốt rét, thuốc trị siêu vi;
  • Thuốc ngừa thai đường uống, folate, muối sắt, dầu khoáng, nicotine, orlistat, thuốc trị loãng xương, phytonadione (vitamin K), retinoid, thuốc trị rối loạn da, các thuốc trị bệnh tuyến giáp, vắc xin, và axit

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Vitamin A

Việc sử dụng vitamin có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nếu bạn bị dị ứng với vitamin A hoặc phần không hoạt tính khác trong công thức thuốc. Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn mắc bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, họng.

Ngoài ra, vitamin A có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tăng nguy cơ bệnh tim;
  • Chảy máu: ở phổi, nhìn mờ, đau nhức xương;
  • Những thay đổi trong chức năng miễn dịch;
  • Viêm gan mãn tính, sẹo gan;
  • Ho, sốt;
  • Nứt móng tay;
  • Môi nứt;
  • Giảm chức năng tuyến giáp;
  • Trầm cảm;
  • Tiêu chảy; cảm giác đầy bụng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Vitamin A

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản Vitamin A
Vitamin A không bền vững, cần bảo vệ tránh ánh sáng và không khí. Các chế phẩm vitamin A cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 400C, tốt nhất là 15 – 300C; nút kín, tránh không khí và ánh sáng, không để đông lạnh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin C

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Acid Ascorbic
Dược lực của Vitamin C
Vitamin tan trong nước.
Dược động học của Vitamin C
Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
Tác dụng của Vitamin C
Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể
- Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
- Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
- Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
- Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
Chỉ định khi dùng Vitamin C
Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C. Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
Thiếu máu do thiếu sắt. 
Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
Cách dùng Vitamin C

Vitamin C có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
  • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
  • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
  • Dạng si rô, thuốc uống: 500mg/ml.
  • Viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
  • Viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

Liều dùng thông thường cho người lớn hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 50-200 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 4-12 g/ngày trong 3-4 liều chia.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-250 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em hỗ trợ giảm cân

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 35-100 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em để acid hóa nước tiểu

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 500mg mỗi 6-8 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh Scorbut

Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-300 mg/ngày chia làm nhiều lần trong ít nhất hai tuần.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm, đồ uống và hoạt động bị hạn chế.

Thận trọng khi dùng Vitamin C
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Thời kỳ mang thai
Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
Thời kỳ cho con bú
Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Vitamin C
Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Tương tác thuốc của Vitamin C

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

  • Amygdalin;
  • Deferoxamine;
  • Indinavir.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

Vấn đề về máu – vitamin C liều cao có thể gây ra các vấn đề về máu.

  • Bệnh tiểu đường loại 2 –vitamin C liều quá cao có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đường trong nước tiểu;
  • Thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) – vitamin C liều cao có thể gây thiếu máu tán huyết;
  • Sỏi thận (hoặc có tiền sử bị sỏi thận) – vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đường tiết niệu.
Tác dụng phụ của Vitamin C

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm:

  • Phát ban;
  • Khó thở;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng Vitamin C và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

  • Đau khớp, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
  • Ớn lạnh, sốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
  • Đau ở phía bên hoặc dưới lưng, có máu trong nước tiểu của bạn.

Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

  • Ợ nóng, khó chịu dạ dày;
  • Buồn nôn, tiêu chảy, co rút dạ dày.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Vitamin C
Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Đề phòng khi dùng Vitamin C
Bệnh nhân sỏi thận, phụ nữ có thai dùng dài ngày.
Bảo quản Vitamin C
Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B12

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Cyanocobalamine
Dược lực của Vitamin B12
Chống thiếu máu, vitamine B12 (B: máu và các cơ quan tạo máu).
Hydroxocobalamine: yếu tố tạo máu.
Dược động học của Vitamin B12
- Hấp thu: Vitamin B12 được hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng theo hai cơ chế, một cơ chế thụ động khi có số lượng nhiều, và một cơ chế chủ động cho phép hấp thu các liều sinh lý trong đó sự hiện diện của các yếu tố nội sinh(là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết ra)là cần thiết.
Ðỉnh hấp thu trong huyết thanh đạt được sau khi tiêm bắp một giờ.
- Phân bố: Vào máu, vitamin B12 tích luỹ nhiều ở gan(khoảng 90%), thần kinh trung ương, tim và nhau thai.
- Thải trừ: Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu, phần lớn thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.
Tác dụng của Vitamin B12
Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng của cơ thể, đặc biệt là 2 quá trình chuyển hoá acidfolic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu và qua trình chuyển hoá các chất ceton để đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hoá lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
Khi thiếu vitamin B12, gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân, tay, rối loạn trí nhớ và tâm thần.
Chỉ định khi dùng Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 đã được xác nhận do có rối loạn trong sự hấp thu: bệnh Biermer, dạ dày bị cắt toàn bộ, đoạn cuối hồi tràng bị cắt, bệnh Imerslund. Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to. Viêm, đau dây thần kinh. Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc...
Cách dùng Vitamin B12
Tiêm bắp.
Không được tiêm tĩnh mạch.
- Ðiều trị tấn công: 1mg (1 ống) mỗi ngày hoặc mỗi tuần 3 lần, tiêm bắp. Một đợt điều trị gồm 10mg (10 ống).
- Ðiều trị duy trì: 1mg (1 ống), tiêm bắp mỗi tháng một lần.
Thận trọng khi dùng Vitamin B12
Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
Chống chỉ định với Vitamin B12
Có tiền sử dị ứng với cobalamine (vitamine B12 và các chất cùng họ).
U ác tính: do vitamine B12 có tác động trên sự nhân bội tế bào và tăng trưởng mô, do đó có thể làm cho bệnh tiến triển kịch phát.
Tác dụng phụ của Vitamin B12
- Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mày đay, hồng ban, hoại tử da, phù có thể dẫn đến nặng: sốc phản vệ hoặc phù Quincke.
- Có thể gây mụn trứng cá.
- Có thể gây đau ở nơi tiêm bắp.
- Có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ (do vitamine B12 được đào thải qua nước tiểu).
Quá liều khi dùng Vitamin B12
Vitamine B12 không gây quá liều.
Đề phòng khi dùng Vitamin B12
Có thể gặp phản ứng miễn dịch dị ứng đôi khi trầm trọng lúc tiêm các cobalamin, tránh dùng cho người hen suyễn, eczema. Có thể nhuộm đỏ nước tiểu.
Bảo quản Vitamin B12
Tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin D3

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin D3
Dược lực của Vitamin D3
Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.
Dược động học của Vitamin D3
- Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
- Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.
- Chuyển hoá: trong cơ thể, vitamin D3 chuyển hoá ở gan và thận tạo ra chất chuyển hoá có hoạt tính là 1,25-dihydroxycholecalciferol nhờ enzym hydroxylase.
- Thải trừ: chủ yếu qua phân, một phần nhỏ thải qua nước tiểu, thời gian bán thải 19-48 giờ.
Tác dụng của Vitamin D3
- Tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. Vitamin D3 làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. Vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
- Điều hoà nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.
- Ngoài ra, vitamin D3 còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào biểu mô. Gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào biểu mô và tuyến tiết melanin, ung thư vú...
- khi thiếu vitamin D3, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. Người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.
Chỉ định khi dùng Vitamin D3
Còi xương.
Chứng co giật, co giật do thiếu calci.
Bệnh nhuyễn xương.
Cách dùng Vitamin D3
Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống.
Còi xương: phòng bệnh còi xương phải được tiến hành sớm và liên tục đến hết 5 tuổi. Mỗi 6 tháng dùng 1 liều 5mg (200.000UI), liều dùng sẽ là 10mg (400.000UI) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu.
Tạng co giật, co giật do thiếu calci: điều trị bằng vitamine D giống như liều được chỉ định để ngừa còi xương và cần kết hợp với muối calci.
Thận trọng khi dùng Vitamin D3
Tránh quá liều, đặc biệt ở trẻ em, không dùng quá 10-15mg/năm.
Trong những chỉ định liều cao và kéo dài, phải thường xuyên theo dõi lượng calci trong máu, nước tiểu để tránh trường hợp quá liều.
LÚC CÓ THAI
Không nên chỉ định liều cao cho phụ nữ có thai.
Chống chỉ định với Vitamin D3
Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci, quá mẫn với vitamine D, những bệnh nhân nằm bất động (đối với liều cao).
Tương tác thuốc của Vitamin D3
- Không nên điều trị đồng thời vitamin D3 với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể đãn đến giảm hấp thu vitamin D3 ở ruột.
- SỰ dụng dâud khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D3 ở ruột.
- Dùng vitamin D3 cùng với thuốc lợi tiểu thiazid có thể dẫn đến tăng calci huyết.
_ Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với phenobarbital và hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng đọ 25- hydroergocalciferol và 25- hydroxy- colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.
Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D3.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
Tác dụng phụ của Vitamin D3
Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng tăng calci huyết, tăng calci huyết, tăng calci niệu, đau nhức xương khớp. Nếu dùng kếo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.
Ngoài ra có thể gặp suy nhược , mệt mỏi , nhức đầu , buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giòn xương...
Quá liều khi dùng Vitamin D3
- Triệu chứng lâm sàng: biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, táo bón, cao huyết áp.
- Triệu chứng cận lâm sàng: tăng calci huyết, tăng calci niệu, rối loạn quan trọng các chức năng thận.