Loãng xương do thận, loãng xương ở bệnh nhân lọc thận mãn tính. Hạ canxi huyết, hạ canxi huyết do suy cận giáp vô căn, suy cận giáp sau phẫu thuật, suy cận giáp giả.
Cách dùng Calcio
Liều khởi đầu 0,25 mcg/ngày. Sau 2 - 4 tuần có thể tăng liều để đạt đáp ứng mong muốn. Khi lọc thận: 0,5 mcg/ngày. Suy cận giáp bệnh nhân > 6 tuổi đáp ứng với liều 0,5 - 2 mcg/ngày. Trẻ 1 - 5 tuổi: 0,25 - 0,75 mcg/ngày. * Loãng xương sau mãn kinh:Liều khởi đầu được đề nghị là 0,25 mcg x 2 lần/ngày. Bổ sung calci phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn hàng ngày, có thể tăng liều pms-IMECAL 0,25 mcg nếu ít hơn 500 mg calci được cung cấp từ thức ăn hàng ngày và không vượt quá 1000 mg/ngày.* Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu:Liều khởi đầu là 0,25 mcg/24 giờ và 0,25 mcg/48 giờ nếu bệnh nhân có calci huyết bình thường hay giảm nhẹ. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2-4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/24 giờ, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.* Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương:Liều khởi đầu là 0,25 mcg/ngày, uống vào buổi sáng. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2-4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/ngày, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.
Chống chỉ định với Calcio
Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng canxi huyết. Ngộ độc vitamin D.
Tương tác thuốc của Calcio
– Không dùng đồng thời với những chế phẩm chứa vitamin D và dẫn xuất, những thuốc khác chứa calci để tránh tăng calci huyết. – Cholestyramin ảnh hưởng đến quá trình hấp thu calci ở ruột. – Phenobarbital, phenytoin: ảnh hưởng đến sự tổng hợp calci nội sinh, làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh. – Digitalis: tăng calci huyết có thể gây loạn nhịp. – Thuốc lợi tiểu thiazid: tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp. – Các thuốc corticoid, thuốc ức chế calci, thuốc kháng acid ức chế quá trình hấp thu calci.
Tác dụng phụ của Calcio
Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, khô miệng, chán ăn, ngứa, tăng BUN, tăng men gan.
Đề phòng khi dùng Calcio
– Thực hiện chế độ ăn uống theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nhằm cung cấp lượng calci hợp lý. – Điều trị thuốc luôn bắt đầu từ liều thấp nhất, không nên tăng đột ngột và phải điều chỉnh liều từ từ tùy theo nồng độ calci trong huyết thanh. – Theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết (ít nhất 2 lần/tuần) trong suốt thời gian điều trị, tránh tăng calci huyết đột ngột do thay đổi chế độ ăn. – Người có chức năng thận bình thường cần uống nhiều nước khi dùng thuốc 0,25 mcg, tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra. – Thận trọng khi chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú. – Bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.
Dùng Calcio theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcitriol
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calcitriol
Dược lực của Calcitriol
Calcitriol, một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3, bình thường được tạo thành ở thận từ một tiền chất của nó là 25-hydroxycholecalciferol (25-HCC). Bình thường, lượng chất này được hình thành mỗi ngày là 0,5-1,0mcg, và tăng nhiều hơn trong giai đoạn mà sự tạo xương tăng cao (chẳng hạn trong giai đoạn tăng trưởng hoặc lúc có thai). Calcitriol làm thuận lợi cho sự hấp thu calci ở ruột và điều tiết sự khoáng hóa xương.
Dược động học của Calcitriol
Hấp thu: Calcitriol được hấp thu nhanh ở ruột. Sau khi uống liều duy nhất 0,25 đến 1 mcg Calcitriol, các nồng độ tối đa đạt được sau 3 đến 6 giờ. Sau khi uống lặp lại nhiều lần, nồng độ của calcitriol trong huyết thanh đạt tình trạng cân bằng sau 7 ngày. Phân bố: Hai giờ sau khi uống liều duy nhất 0,5mcg Calcitriol, các nồng độ trung bình trong huyết thanh của calcitriol tăng từ 40,0 ± 4,4pg/ml đến 60,0 ± 4,4pg/ml, và giảm còn 53,0 ± 6,9pg/ml sau 4 giờ, 50 ± 7,0pg/ml sau 8 giờ, 44 ± 4,6pg/ml sau 12 giờ và 41,5 ± 5,1pg/ml sau 24 giờ. Calcitriol và các chất chuyển hóa khác của vitamin D liên kết với những protein chuyên biệt của huyết tương trong quá trình vận chuyển trong máu. Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh qua được hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Chuyển hóa: Nhiều chất chuyển hóa khác nhau của calcitriol, thể hiện các tác động khác nhau của vitamin D, đã được nhận dạng: 1alfa,25-dihydroxy-24-oxo-cholecalciferol; 1alfa,24R,25-trihydroxy-24-oxo-cholecalciferol; 1alfa,24R,25-trihydroxycholecalciferol; 1alfa,25R-dihydroxycholecalciferol-26,23S-lacton; 1alfa,25S,26-trihydroxycholecalciferol; 1alfa,25-dihydroxy-23-oxo-cholecalciferol; 1anpha,25R,26-trihydroxy-23-oxo-cholecalciferol và 1alfa-hydroxy-23-carboxy-24,25,26,27-tetranorcholecalciferol. Thải trừ: Thời gian bán hủy đào thải của calcitriol khoảng 9 đến 10 giờ. Tuy nhiên thời gian duy trì tác dụng dược lý của một liều duy nhất khoảng 7 ngày. Calcitriol được bài tiết qua mật và chịu ảnh hưởng của chu kỳ gan-ruột. 24 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch calcitriol được đánh dấu phóng xạ ở người khỏe mạnh, khoảng 27% hoạt tính phóng xạ được tìm thấy trong phân và khoảng 7% trong nước tiểu. 24 giờ sau khi uống liều 1 mcg calcitriol được đánh dấu phóng xạ ở người khỏe mạnh, khoảng 10% liều calcitriol có đánh dấu được tìm thấy trong nước tiểu. Lượng đào thải tổng cộng của hoạt tính phóng xạ trong 6 ngày sau khi tiêm tĩnh mạch calcitriol được đánh dấu phóng xạ chiếm khoảng 16% trong nước tiểu và 36% trong phân.
Tác dụng của Calcitriol
Calcitriol làm thuận lợi cho sự hấp thu calci ở ruột và điều tiết sự khoáng hóa xương. Calcitriol đóng vai trò chủ chốt trong sự điều hòa bất biến nội môi của calci, đồng thời kích thích sự tạo xương, đây là một cơ sở dược lý cho tác động điều trị chứng loãng xương. Ở bệnh nhân bị suy thận nặng, sự tổng hợp calcitriol nội sinh giảm và có thể ngưng hoàn toàn. Thiếu calcitriol trong trường hợp này là nguyên nhân chính gây loạn dưỡng xương do thận. Ở bệnh nhân bị loãng xương do thận, Calcitriol uống làm bình thường hóa sự hấp thu calci vốn đã bị suy giảm ở ruột, như thế điều chỉnh tình trạng hạ calci huyết và các nồng độ cao trong huyết thanh của phosphatase kiềm và hormone cận giáp. Calcitriol làm giảm các chứng đau xương và cơ, điều chỉnh các tình trạng sai lệch về mô học ở bệnh viêm xương xơ hóa và rối loạn khác của sự khoáng hóa. Ở những bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp tự phát hay thiểu năng tuyến cận giáp giả, dùng Calcitriol sẽ làm giảm hạ calci huyết cũng như cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng. Ở những bệnh nhân bị còi xương có đáp ứng với vitamin D, nồng độ của calcitriol trong huyết thanh thấp, thậm chí không có. Do việc tạo calcitriol nội sinh ở thận không đủ, việc dùng Calcitriol phải được xem như là một trị liệu thay thế. Ở những bệnh nhân bị còi xương không đáp ứng với vitamin D (còi xương giảm phosphate huyết nguyên phát), phối hợp với nồng độ calcitriol thấp trong huyết tương, việc điều trị bằng Calcitriol làm giảm sự đào thải phosphate qua ống thận và bình thường hóa việc hình thành xương do bổ sung nguồn phosphor. Ngoài ra, việc điều trị bằng Calcitriol tỏ ra có ích ở những bệnh nhân bị các dạng còi xương khác, chẳng hạn còi xương có liên quan đến viêm gan ở trẻ sơ sinh, thiếu phát triển đường mật, bệnh loạn dưỡng cystine hoặc việc cung cấp calci và vitamin D qua thức ăn không đầy đủ.
Chỉ định khi dùng Calcitriol
Loãng xương sau mãn kinh. Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân bị suy thận mãn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu. Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát. Thiểu năng tuyến cận giáp giả. Còi xương đáp ứng với vitamin D. Còi xương kháng với vitamin D, kèm theo giảm phosphate huyết.
Cách dùng Calcitriol
Liều thông thường: Phải xác định cẩn thận liều tối ưu hàng ngày của Calcitriol cho từng bệnh nhân theo calci huyết. Việc điều trị bằng Calcitriol phải luôn luôn bắt đầu ở liều khuyến cáo thấp nhất có thể được và chỉ tăng khi có sự kiểm soát chặt chẽ calci huyết. Ngay khi đã tìm được liều tối ưu của Calcitriol, phải kiểm tra calci huyết ỗi tháng (hoặc theo các đề nghị phía dưới, cho những chỉ định khác nhau). Khi lấy máu để định lượng calci phải được thực hiện không có dây thắt garrot. Ngay khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 1mg/100ml (hay 0,25mmol/l) giá trị bình thường (9-11mg/100 ml, hay 2,25-2,75mmol/l), cần phải giảm liều hoặc tạm thời ngưng dùng Calcitriol cho đến khi calci huyết trở về bình thường. Trong thời gian bệnh nhân bị tăng calci huyết, phải kiểm tra nồng độ calci và phosphate trong huyết thanh hàng ngày. Khi các giá trị trở về bình thường, có thể dùng trở lại Calcitriol với liều thấp hơn 0,25mcg so với dùng trước đó. Ðể Calcitriol có hiệu lực tối ưu, trong giai đoạn đầu bệnh nhân phải được bổ sung một lượng calci đầy đủ, nhưng không được nhiều quá. Ở người lớn, liều calci hàng ngày (có nguồn gốc từ thức ăn và thuốc) vào khoảng 800mg, không được vượt quá 1000mg. Do làm cải thiện sự hấp thu calci ở ống tiêu hóa, có thể giảm lượng calci trong thức ăn và thức uống ở những bệnh nhân được điều trị bằng Calcitriol. Bệnh nhân có khuynh hướng tăng calci huyết chỉ cần dùng liều thấp calci, thậm chí không cần bổ sung calci. Các hướng dẫn đặc biệt về liều lượng: Loãng xương sau mãn kinh: Liều khuyến cáo là 0,25mcg, 2 lần/ngày, uống thuốc không nhai. Ở bệnh nhân được cung cấp dưới 500mg calci từ thức ăn, nên kê toa thêm calci. Lượng calci cung cấp hàng ngày không vượt quá 1000mg. Nồng độ calci và créatinine trong huyết thanh phải được kiểm tra vào tuần thứ 4, tháng thứ 3 và tháng thứ 6, sau đó mỗi 6 tháng. Loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận (bệnh nhân phải chạy thận): Liều khởi đầu hàng ngày là 0,25mcg. Ở người có calci huyết bình thường hay hạ calci huyết nhẹ, dùng liều 0,25mcg mỗi 2 ngày là đủ. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hóa không tiến triển theo chiều hướng tốt sau khoảng 2 đến 4 tuần, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0,25mcg cách khoảng sau 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần. Ða số bệnh nhân có đáp ứng tốt với liều từ 0,5 đến 1mcg/ngày. Có thể cần dùng liều cao nếu có phối hợp với barbiturat hay các thuốc chống động kinh. Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương: Liều khởi đầu được khuyến cáo là 0,25mcg/ngày, uống vào buổi sáng. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hóa không tiến triển theo chiều hướng tốt, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0,25mcg cách khoảng sau 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần. Ở bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp, đôi khi ghi nhận có hội chứng kém hấp thu; trong những trường hợp này, dùng liều cao Calcitriol tỏ ra có hiệu quả. Nhũ nhi và trẻ em: Ðể điều trị cho nhũ nhi và trẻ em, có thể dùng Calcitriol dưới dạng dung dịch. Như đối với người lớn, liều tối ưu hàng ngày phải được xác định theo nồng độ calci huyết. Ở trẻ em có tỉ lệ lọc ở cầu thận dưới 25% so với bình thường, nên dùng Calcitriol với mục đích dự phòng. Nếu thể trọng > 20kg, liều Rocatrol là: 0,01-0,03mcg/kg thể trọng/ngày; nếu thể trọng > 20kg: 0,25mcg/ngày. Ðể điều trị còi xương có nguồn gốc do thận, liều khởi đầu được khuyến cáo trong 2 năm tuổi đầu là 0,01-0,1mcg/kg thể trọng, không được vượt quá 2mcg/ngày. Trường hợp còi xương không đáp ứng với vitamin D, có thể cần dùng đến liều cao hơn, được xác định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Thận trọng khi dùng Calcitriol
Giữa việc điều trị bằng calcitriol và tăng calci huyết có mối tương quan chặt chẽ. Trong các nghiên cứu trên bệnh loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận, có gần 40% bệnh nhân được điều trị bằng calcitriol có tăng calci huyết. Nếu tăng đột ngột cung cấp calci do thay đổi thói quen ăn uống (như ăn hoặc uống nhiều sản phẩm chế biến từ sữa) hoặc dùng không kiểm soát các thuốc có chứa calci có thể sẽ gây tăng calci huyết. Nên khuyên bệnh nhân chấp hành tốt chế độ ăn uống và thông báo cho bệnh nhân về những triệu chứng của tăng calci huyết có thể xảy ra. Bệnh nhân nằm bất động lâu ngày, chẳng hạn sau phẫu thuật, dễ có nguy cơ bị tăng calci huyết. Bệnh nhân có chức năng thận bình thường, nếu xảy ra tăng calci huyết mãn tính có thể sẽ phối hợp với tăng creatinin huyết thanh. Ðặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận hoặc bệnh mạch vành. Calcitriol làm tăng nồng độ các phosphate vô cơ trong huyết thanh. Trong khi tác dụng này được mong muốn ở những bệnh nhân bị hạ phosphate huyết, cần phải thận trọng ở bệnh nhân bị suy thận, do nguy cơ gây vôi hóa lạc chỗ. Trong những trường hợp này, nên duy trì nồng độ phosphate trong huyết tương ở mức bình thường (2 đến 5mg/100ml, tương ứng 0,65 đến 1,62mmol/l) bằng cách dùng các chất tạo phức chelat với phosphor như hydroxyd hay carbonat aluminium. Ở bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D (còi xương giảm phosphate huyết gia đình) và được điều trị bằng Calcitriol, nên tiếp tục dùng thêm phosphate bằng đường uống. Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến khả năng Calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphate ở ruột, vì điều này có thể làm thay đổi nhu cầu về phosphate bổ sung. Nên đều đặn kiểm tra nồng độ calci, phosphor, magnesium và phosphatase kiềm trong huyết thanh, cũng như nồng độ của calci và phosphate trong nước tiểu trong 24 giờ. Trong giai đoạn đầu điều trị bằng Calcitriol, nên kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần (xem Liều lượng và Cách dùng). Calcitriol là chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh nhất của vitamin D, do đó không nên dùng kèm thêm những thuốc khác có chứa vitamin D trong thời gian điều trị bằng Calcitriol, nhằm tránh tình trạng tăng vitamin D bệnh lý có thể xảy ra. Nếu chuyển từ điều trị bằng ergocalciferol (vitamin D2) qua điều trị bằng calcitriol, có thể cần phải đến nhiều tháng để nồng độ ergocalciferol trở về giá trị ban đầu (xem Quá liều). Bệnh nhân có chức năng thận bình thường được điều trị bằng Calcitriol cần lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra, và nên uống đủ nước. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Các nghiên cứu về độc tính trên thú vật không cho các kết quả thuyết phục, không có những nghiên cứu có kiểm soát tương đối ở người về tác dụng của calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh trên thai kỳ và sự phát triển của bào thai. Do đó, chỉ sử dụng Calcitriol khi lợi ích điều trị cao hơn nhiều so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai. Calcitriol có nguồn gốc ngoại sinh được bài tiết qua sữa mẹ, có thể gây những tác dụng ngoại ý cho trẻ, do đó không nên cho con bú trong thời gian điều trị với Calcitriol.
Chống chỉ định với Calcitriol
Chống chỉ định Calcitriol (hoặc tất cả các thuốc cùng nhóm) trong những chứng bệnh có liên quan đến tăng calci huyết, cũng như khi có quá mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc. Rocatrol cũng bị chống chỉ định nếu có dấu hiệu rõ ràng ngộ độc vitamin D.
Tương tác thuốc của Calcitriol
Calcitriol là một trong những chất chuyển hóa chính có hoạt tính của vitamin D, do đó không nên phối hợp thêm với vitamin D hay các dẫn xuất, nhằm tránh tác dụng cộng lực có thể xảy ra với nguy cơ tăng calci huyết. Nên chấp hành tốt lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống, chủ yếu các thức ăn có thể cung cấp nhiều calci, tránh dùng các thuốc có chứa calci. Dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nguy cơ tăng calci huyết ở bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp. Ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng digitalis, nên xác định liều calcitriol một cách cẩn thận, do tăng calci huyết có thể phát động loạn nhịp. Có một sự đối kháng về chức năng giữa các chất giống vitamin D và corticọde: các chất giống vitamin D tạo thuận lợi cho sự hấp thu calci, trong khi corticọid thì ức chế quá trình này. Ðể tránh tăng magnesium huyết, tránh dùng cho những bệnh nhân phải chạy thận mãn tính những thuốc có chứa magnesium (như các thuốc kháng acid) trong thời gian điều trị bằng Calcitriol. Calcitriol cũng tác động lên sự vận chuyển phosphate ở ruột, ở thận và ở xương ; dùng các thuốc tạo phức chelat với phosphate phải được điều chỉnh theo nồng độ trong huyết thanh của phosphate (giá trị bình thường: 2-5mg/100 ml, tương ứng 0,6-1,6mmol/l). Ở những bệnh nhân bị còi xương kháng vitamin D (còi xương giảm phosphate huyết gia đình), cần tiếp tục dùng phosphate bằng đường uống. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng calcitriol có thể kích thích sự hấp thu phosphate ở ruột, do đó có thể làm giảm nhu cầu về phosphate bổ sung. Dùng các thuốc gây cảm ứng men như phenytọin hay phenobarbital có thể làm tăng sự chuyển hóa của calcitriol và như thế làm giảm nồng độ của chất này trong huyết thanh. Colestyramine có thể làm giảm sự hấp thu các vitamin tan trong dầu và như thế cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của calcitriol.
Tác dụng phụ của Calcitriol
Calcitriol không gây một tác dụng ngoại ý nào nếu không dùng quá nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, cũng như vitamin D, nếu dùng Calcitriol liều quá cao có thể gây những tác dụng ngoại ý tương tự như khi quá liều vitamin D: hội chứng tăng calci huyết hoặc ngộ độc calci, tùy theo mức độ và thời gian tăng calci huyết. Nếu đồng thời bị tăng calci huyết và tăng phosphate huyết (> 6mg/100ml, hay > 1,9mmol/l) có thể sẽ gây vôi hóa các phần mềm, có thể nhận thấy qua tia X. Do có thời gian bán hủy ngắn, việc bình thường hóa một nồng độ cao của calci trong huyết tương chỉ cần khoảng vài ngày sau khi ngưng thuốc, nhanh hơn rất nhiều so với vitamin D3.
Quá liều khi dùng Calcitriol
Ðiều trị tăng calci huyết không có triệu chứng: xem trong mục "Các hướng dẫn đặc biệt về liều lượng". Calcitriol là một chất chuyển hóa của vitamin D, tất cả các trường hợp quá liều Calcitriol sẽ cho những triệu chứng lâm sàng tương tự như đối với quá liều vitamin D. Nếu đồng thời có uống nhiều calci và phosphate với Calcitriol, có thể gây các triệu chứng tương tự. Nồng độ calci cao trong dịch thẩm tách phản ảnh có tăng calci huyết. Dấu hiệu ngộ độc cấp tính vitamin D: chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, táo bón. Dấu hiệu ngộ độc mãn tính: loạn dưỡng (yếu ớt, sụt cân), rối loạn các giác quan, có thể bị sốt kèm theo khát, đa niệu, mất nước, vô cảm, ngưng tăng trưởng và nhiễm trùng đường tiểu. Ngộ độc mãn tính sẽ gây tăng calci huyết thứ phát với vôi hóa vỏ thận, cơ tim, phổi và tụy tạng. Các biện pháp điều trị quá liều do uống nhầm bao gồm: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu paraffine để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticọid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.
Đề phòng khi dùng Calcitriol
– Thực hiện chế độ ăn uống theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ nhằm cung cấp lượng calci hợp lý. – Điều trị thuốc luôn bắt đầu từ liều thấp nhất, không nên tăng đột ngột và phải điều chỉnh liều từ từ tùy theo nồng độ calci trong huyết thanh. – Theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết (ít nhất 2 lần/tuần) trong suốt thời gian điều trị, tránh tăng calci huyết đột ngột do thay đổi chế độ ăn. – Người có chức năng thận bình thường cần uống nhiều nước khi dùng thuốc 0,25 mcg, tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra. – Thận trọng khi chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú. – Bệnh nhân có tiền sử sỏi thận hoặc bệnh mạch vành.