Tăng nhu cầu về calcium như phụ nữ có thai và cho con bú, trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (thiếu niên, tuổi dậy thì). Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, hay điều trị bằng corticoid, còi xương, sau mãn kinh.Điều trị tình trạng thiếu calcium.
Cách dùng Calcium
Người lớn & trẻ trên 10 tuổi: 2-3 viên (300mg) / ngày.Trẻ từ 6-10 tuổi: 1 -2 viên (300mg)/ ngày.QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍSử dụng liều cao có thể có các triệu chứng của tình trạng tăng calcium huyết và tăng calcium niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.Xử trí khi bị quá liều:+ Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.+ Dùng furosemide hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calcium (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại thiazide do làm tăng sự tái hấp thu calcium ở thận).+ Thẩm phân máu.+ Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.
Chống chỉ định với Calcium
Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. Bệnh thận nặng, tăng calcium huyết, u ác tính phá hủy xương, tăng calcium niệu, loãng xương do bất động. Người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tương tác thuốc của Calcium
Dùng đồng thời với vitamin D và các dẫn chất sẽ làm tăng hấp thu calcium. Không dùng calcium trong vòng 3 giờ trước hoặc sau khi uống tetracycline, fluor, biphosphonate, quinolone do có thể tạo phức khó tan không hấp thu được. Calcium làm tăng độc tính đối với tim của các glycoside digitalis vì tăng nồng độ calcium huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ – K+ – ATPase của glycoside tim. Glucocorticoid làm giảm hấp thu calcium qua đường tiêu hóa. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide giảm calcium niệu nên có nguy cơ làm tăng nồng độ calcium huyết.
Tác dụng phụ của Calcium
Rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn). Dùng liều cao làm thay đổi calcium huyết, calci niệu, gây nổi mụn trên da diện rộng, nổi mề đay, mẩn ngứa.
Đề phòng khi dùng Calcium
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận hoặc sỏi thận, bệnh tim hay sarcoidose. Không nên dùng thuốc để điều trị trong thời gian kéo dài. Tăng calcium huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calcium huyết. Nếu cần thiết thì phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc. Tránh dùng ở những bệnh nhân bị sỏi thận calcium, hoặc có tiền sử sỏi thận. Bệnh nhân có nguy cơ sỏi thận cần phải uống nhiều nước. Ngoại trừ những chỉ định thật cụ thể, tránh dùng vitamin D liều cao trong khi đang điều trị bằng calcium.