Bộ phận dùng, thu hái Dược liệu: Thân, cành mang lá và hoa. Thu hái lúc cây đang ra hoa, phơi khô, độ ẩm không quá 12%, tạp chất không quá 1%. Thành phần hóa học: Tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là cineol. Ngoài ra còn có các chất flavonoid, saponin, acid thơm. Tính vị: Vị đắng, tính bình, hơi hàn. Quy kinh: Vào các kinh, tỳ, can, đởm.
Chỉ định khi dùng Cao đặc Nhân trần
+ Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp….+ Làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm.+ Có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm.+ Giúp cải thiện công năng miễn dịch và ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư.+ Điều trị các bệnh: viêm gan truyền nhiễm cấp tính thể vàng da, vàng da tán huyết do thương hàn ở trẻ sơ sinh, giun chui ống mật, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, eczema dai dẳng ở trẻ em, viêm loét miệng, nấm da...
Cách dùng Cao đặc Nhân trần
- Với những người uống rượu, bia nhiều mỗi ngày uống một chai nước nhân trần sẽ giảm phần nào tác hại của rượu đến gan: Nhân trần, hạt muồng sao, cam thảo sống, rau má khô sắc lên uống hàng ngày.- Viêm gan kèm theo sốt, vàng da, ra nhiều mồ hôi ở đầu, miệng khô, bụng đầy, tiểu tiện khó. Dùng nhân trần, chi tử, đại hoàng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày.- Chữa viêm túi mật hiệu quả dùng nhân trần, bồ công anh, nghệ vàng sắc uống hàng ngày.- Khi bị say nắng, đau đầu, sốt nóng dùng nhân trần, hành tăm sắc lên để nguội uống.- Mắt bị sưng, đỏ, đau lấy nhân trần, mã đề mỗi thứ một nắm sắc uống cho tới khi hết đau- Mát gan lợi mật, thanh nhiệt dùng nhân trần, bông mã đề, bán biên liên sấy hoặc phơi khô, tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
Thận trọng khi dùng Cao đặc Nhân trần
- Không nên pha chung nhân trần với cam thảo: Nhân trần vốn có tính hàn vị cay đắng tác dụng đào thải còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Mặc dù cả hai thứ đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp. - Phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nước nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít. - Không nên uống nhân trần hằng ngày: Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Ngoài ra, nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể và làm mệt mỏi thiếu tập trung. - Mặc dù còn tranh cãi nhau về mặt công dụng nhưng nhiều người vẫn phải sử dụng loại lá cây này. Nhưng đây cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì hầu hết nhân trần khi đến với người tiêu dùng đều là loại khô. Thời tiết những ngày mùa thu thường không có nắng to, cây không được phơi khô đúng cách.