Catoprine

Nhóm thuốc
Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Thành phần
Mercaptopurin
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
50mg/viên
Sản xuất
Korea United Pharm Inc - HÀN QUỐC
Đăng ký
Korea United Pharm Inc - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-5460-10
Tác dụng của Catoprine
Mercaptopurin là một trong những chất tương tự purin có tác dụng ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic. Mercaptopurin cạnh tranh với hypoxanthin và guanin về enzym hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase (HGPRTase) và bản thân thuốc được chuyển hoá trong tế bào thành một ribonucleotid, có chức năng đối kháng purin. Cuối cùng tổng hợp RNA và DNA bị ức chế.
Mercaptopurin cũng là một thuốc giảm miễn dịch mạnh, ức chế mạnh đáp ứng miễn dịch ban đầu, ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch, cũng có một ít tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch tế bào.Tế bào kháng thuốc thường biểu lộ kháng chéo với các thuốc tương tự như với mercaptopurin, thioguanin và 8-azaguanin.
Cơ chế kháng thuốc in vitro thường gặp nhất là suy giảm hoặc thiếu hoàn toàn enzym HGPRTase trong tế bào ung thư. Ngoài ra kháng thuốc có thể do giảm ái lực của enzym đối với những cơ chất của nó.
Chỉ định khi dùng Catoprine
Các thể bạch cầu cấp, bạch cầu tủy mạn, sarcôm. Còn dùng để làm mất miễn dịch (để điều trị 1 số bệnh tự miễn dịch).
Cách dùng Catoprine
Người lớn: ngày uống 2-2,5mg/kg/24giờ, chia 2 lần. Đợt dùng 3-4 tuần.
Thận trọng khi dùng Catoprine
- Chỉ dùng thuốc với sự chỉ dẫn và hướng dãn của thầy thuốc.
- Thuốc gây suy tủy nặng, phải kiểm tra thường xuyên máu (đặc biệt giảm bạch cầu và tiểu cầu, nếu giảm mạnh phải ngừng thuốc). Nếu theo dõi cẩn thận và dùng đúng lúc, suy tủy có thể hồi phục với sự hỗ trợ đầy đủ khác.
- Thuốc gây độc ở gan, phải kiểm tra thường xuyên chức năng gan hàng tuần, nếu vàng da rõ rệt thì ngừng thuốc.
- Theo dõi nồng độ acid uric máu và nước tiểu phòng nguy cơ bệnh thận.
- Thuốc có thể gây đột biến và hư hại nhiễm sắc thể. Thuốc có khả năng gây ung thư.
- Không nên dùng cho người mang thai (cân nhắc lợi/hại) và người đang nuôi con bú.
- Thuốc gây chán ăn, buồn nôn, nôn, loét miệng, sốt, nổi ban da (hiếm).
Chống chỉ định với Catoprine
Giảm bạch cầu nặng, giảm tiểu cầu kèm hội chứng chảy máu, tổn thương ở gan. Nuôi con bú.
Tương tác thuốc của Catoprine
Allopurinol ức chế sự oxy hoá của mercaptopurin bởi xanthinoxydase, do đó làm tăng khả năng gây độc của mercaptopurin, đặc biệt gây suy tuỷ.
Thận trọng và theo dõi chặt chẽ chức năng gan ở người bệnh dùng mercaptopurin đồng thời với những thuốc gây độc hại cho gan khác.
Với các thuốc khác: đã thấy mercaptopurin vừa làm tăng vừa làm giảm hoạt tính chống đông của warfarin.
Tác dụng phụ của Catoprine
Tác dụng độc hại chính và nghiêm trọng nhất của mercaptopurin là suy tuỷ và độc đối với gan.
Thường gặp: ứ mật trong gan, hoại tử ổ trung tâm tiểu thuỳ (biểu hiện là tăng bilirubin huyết, tăng phosphatase kiềm, và tăng GOT), vàng da, tăng sắc tố mô, tăng acid uric huyết, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng, chán ăn, đau dạ dày và viêm niêm mạc, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu (ở liều cao), nhiễm độc thận.
Ít gặp: Sốt do thuốc, da khô, ban tróc vảy, viêm lưỡi, phân hắc ín, tăng bạch cầu ưa eosin.
Quá liều khi dùng Catoprine
Quá liều có thể xảy ra ngay như: chán ăn, buồn nôn, nôn và ỉa chảy hoặc chậm như suy tuỷ, rối loạn chức năng gan và viêm dạ dày - ruột.
Không có thuốc giải độc mercaptopurin.
Thẩm tách không loại bỏ được mercaptopurin ra khỏi cơ thể.
Xử trí khi quá liều: Ngừng ngay thuốc, có thể gây nôn ngay, điều trị triệu chứng, nếu cần có thể truyền máu.
Bảo quản Catoprine
Thuốc độc bảng A.
Bảo quản viên nén mercaptopurin trong lọ thật kín, ở nhiệt độ 15 - 25 độ C tại nơi khô ráo.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Mercaptopurine

Nhóm thuốc
Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Thành phần
Mercaptopurine
Dược lực của Mercaptopurine
Mercaptopurine là thuốc chống ung thư, thuốc chống chuyển hoá purin.
Dược động học của Mercaptopurine
- Hấp thu: Mercaptopurine hấp thu qua đường tiêu hoá không đều và không hoàn toàn, nhưng thường khoảng 50% liều được hấp thu. Sinh khả dụng tuyệt đối của mercaptopurin uống có vẻ thấp hơn và rất thay đổi.
- Phân bố: Mercaptopurin và các chất chuyển hoá của thuốc được phân bố trong toàn bộ lượng nước của cơ thể. Thể tích phân bố của mercaptopurin thường vượt quá lượng nước toàn bộ trong cơ thể. Mặc dù thuốc đi qua hàng rào máu não, nồng độ trong dịch não tuỷ không đủ để điều trị bệnh bạch cầu màng não.
- Chuyển hoá: Mercaptopurin bị oxy hoá mạnh và nhanh trong gan thành acid 6-thiouric bởi enzym xanthin oxydase. nhóm sulfhydryl của mercaptopurin có thể bị methyl hoá và sau đó oxy hoá.
- Thải trừ: Mercaptoprin được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng thuốc không thay đổi và các chất chuyển hoá.
Tác dụng của Mercaptopurine
Mercaptopurin là một trong những chất tương tự purin có tác dụng ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic. Mercaptopurin cạnh tranh với hypoxanthin và guanin về enzym hypoxanthin-guanin phosphoribosyltransferase (HGPRTase) và bản thân thuốc được chuyển hoá trong tế bào thành một ribonucleotid, có chức năng đối kháng purin. Cuối cùng tổng hợp RNA và DNA bị ức chế.
Mercaptopurin cũng là một thuốc giảm miễn dịch mạnh, ức chế mạnh đáp ứng miễn dịch ban đầu, ức chế chọn lọc miễn dịch thể dịch, cũng có một ít tác dụng ức chế đáp ứng miễn dịch tế bào.Tế bào kháng thuốc thường biểu lộ kháng chéo với các thuốc tương tự như với mercaptopurin, thioguanin và 8-azaguanin.
Cơ chế kháng thuốc in vitro thường gặp nhất là suy giảm hoặc thiếu hoàn toàn enzym HGPRTase trong tế bào ung thư. Ngoài ra kháng thuốc có thể do giảm ái lực của enzym đối với những cơ chất của nó.
Chỉ định khi dùng Mercaptopurine
Các thể bạch cầu cấp, bạch cầu tủy mạn, sarcôm. Còn dùng để làm mất miễn dịch (để điều trị 1 số bệnh tự miễn dịch).
Cách dùng Mercaptopurine
Người lớn: ngày uống 2-2,5mg/kg/24giờ, chia 2 lần. Đợt dùng 3-4 tuần.
Thận trọng khi dùng Mercaptopurine
- Chỉ dùng thuốc với sự chỉ dẫn và hướng dãn của thầy thuốc.
- Thuốc gây suy tủy nặng, phải kiểm tra thường xuyên máu (đặc biệt giảm bạch cầu và tiểu cầu, nếu giảm mạnh phải ngừng thuốc). Nếu theo dõi cẩn thận và dùng đúng lúc, suy tủy có thể hồi phục với sự hỗ trợ đầy đủ khác.
- Thuốc gây độc ở gan, phải kiểm tra thường xuyên chức năng gan hàng tuần, nếu vàng da rõ rệt thì ngừng thuốc.
- Theo dõi nồng độ acid uric máu và nước tiểu phòng nguy cơ bệnh thận.
- Thuốc có thể gây đột biến và hư hại nhiễm sắc thể. Thuốc có khả năng gây ung thư.
- Không nên dùng cho người mang thai (cân nhắc lợi/hại) và người đang nuôi con bú.
- Thuốc gây chán ăn, buồn nôn, nôn, loét miệng, sốt, nổi ban da (hiếm).
Chống chỉ định với Mercaptopurine
Giảm bạch cầu nặng, giảm tiểu cầu kèm hội chứng chảy máu, tổn thương ở gan. Nuôi con bú.
Tương tác thuốc của Mercaptopurine
Allopurinol ức chế sự oxy hoá của mercaptopurin bởi xanthinoxydase, do đó làm tăng khả năng gây độc của mercaptopurin, đặc biệt gây suy tuỷ.
Thận trọng và theo dõi chặt chẽ chức năng gan ở người bệnh dùng mercaptopurin đồng thời với những thuốc gây độc hại cho gan khác.
Với các thuốc khác: đã thấy mercaptopurin vừa làm tăng vừa làm giảm hoạt tính chống đông của warfarin.
Tác dụng phụ của Mercaptopurine
Tác dụng độc hại chính và nghiêm trọng nhất của mercaptopurin là suy tuỷ và độc đối với gan.
Thường gặp: ứ mật trong gan, hoại tử ổ trung tâm tiểu thuỳ (biểu hiện là tăng bilirubin huyết, tăng phosphatase kiềm, và tăng GOT), vàng da, tăng sắc tố mô, tăng acid uric huyết, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm miệng, chán ăn, đau dạ dày và viêm niêm mạc, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu (ở liều cao), nhiễm độc thận.
Ít gặp: Sốt do thuốc, da khô, ban tróc vảy, viêm lưỡi, phân hắc ín, tăng bạch cầu ưa eosin.
Quá liều khi dùng Mercaptopurine
Quá liều có thể xảy ra ngay như: chán ăn, buồn nôn, nôn và ỉa chảy hoặc chậm như suy tuỷ, rối loạn chức năng gan và viêm dạ dày - ruột.
Không có thuốc giải độc mercaptopurin.
Thẩm tách không loại bỏ được mercaptopurin ra khỏi cơ thể.
Xử trí khi quá liều: Ngừng ngay thuốc, có thể gây nôn ngay, điều trị triệu chứng, nếu cần có thể truyền máu.
Bảo quản Mercaptopurine
Thuốc độc bảng A.
Bảo quản viên nén mercaptopurin trong lọ thật kín, ở nhiệt độ 15 - 25 độ C tại nơi khô ráo.